Từ chỉ phương tiện di chuyển trên sông nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 63 - 66)

Hiếm có nơi nào trên mảnh đất hình chữ S này mà lại có nhiều tên gọi để chỉ những phương tiện giao thông thủy triều nhưở Nam Bộ. Đó là cái ghe ngo – hiện thân của rắn thần Naga theo tín ngưỡng của người Khmer. Đó là

tàu đò, là ghe bầu, là xuồng, là chẹc... mỗi một thứđược sử dụng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng cũng như loại địa hình mà nó di chuyển. Đi trên sông cái có phà, có ghe bầu; nhưng trên những địa hình nhỏ như kênh rạch người ta dùng xuồng ba lá, ghe tam bản... Tất nhiên, để có những loại phương tiện như thế thì đất Nam bộ này cũng vô địch về các loại địa hình có liên quan đến nước hay sông nước nói chung: sình lầy, kinh xáng, khúc, rạch, xứ, doi, bờ đìa, mương, mé rạch, ngọn kinh, mé sông, ao, vũng, hòn, xẻo, bàu... nó tạo ra một sự tinh tế trong cách gọi tên của người Nam bộ đối với sự vật, hiện tượng đang tồn tại xung quanh, đồng thời nó cũng tạo một mê hồn trận về ngữ nghĩa không chỉ với những người không phải dân Nam Bộ mà thậm chí còn cả những con người sinh ra và lớn lên tại đây nhưng thiếu cái nhìn tinh tế, sâu sắc. Chính cái đặc biệt này mà hầu như người dân Nam Bộ nào khi xa quê hương thì những gì lưu luyến trong đầu họ không phải là cây đa, bến nước, mái đình với con đò lững lờ như ca dao xứ Bắc mà là hình ảnh của những

rặng tràm, rặng dừa, cây bần... soi bóng bên bờ kinh, những chiếc cầu khỉ bắc qua những con rạch nhỏ... Do đó, có thể khẳng định nhớ về Nam Bộ, nhớ về ngôn ngữ miền Nam là nhớ về một miền ngôn ngữ sông sâu nước biếc êm mát biết bao nhiêu.

Đồng hành với những nhóm từ định danh cho địa hình, từ miêu tả sự vận động của dòng nước là nhóm từ định danh cho các phương tiện đi lại. Như đã nói, Đồng bằng sông Cử Long vốn có hệ thống sông ngòi chằng chịt gắn bó bao đời với sinh hoạt của người dân, đã là đối tượng để con người tìm hiểu, sử dụng. Chính bởi yếu tố địa hình đã qui định phương tiện đi lại của khu vực dân cư này nhất là vềđường thủy.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn từ hai phương tiện chính ghe, xuồng, người Nam Bộ còn phát minh ra những loại phương tiện mới khắc phục dần những hạn chế mà xuồng, ghe sơ khai chưa hữu dụng trong những địa hình khác nhau. Ứng với mỗi tên gọi là đặc điểm, công dụng riêng của các phương tiện đó.

Bên cạnh đó, tùy địa hình của con sông, khúc sông mà người Nam Bộ thiết kế ra những loại ghe khác nhau để di chuyển thuận lợi. Và hình ảnh

chiếc ghe bầuđã trở nên quen thuộc với cư dân Nam Bộ khi nhớ về nguồn cội của mình. Có khi nó trở thành biểu tượng để nhận dạng người chủ ghe.

Ngoài việc sử dụng các loại ghe thông dụng, người Nam Bộ còn sử dụng các loại xuồng khác nhau để di chuyển trên sông nước. Xuồng tức thuyền nhỏ, phương tiện vận chuyển nhỏ được dùng đi lại trên kênh rạch. Trong một vài trường hợp, xuồng còn mang nét nghĩa là vật dụng hình ống tròn dùng để xúc bùn đất mềm, không nhão ở các đáy mương, ao bằng cách xắn từng lớp để cho đáy mương, ao được sâu thêm. Xuồng có nhiều loại nhưng riêng ở miền Nam có thể kể như: xuồng be chín, xuồng be mười, xuồng ba lá. Đây là hình ảnh quen thuộc mà chúng tôi đã thống kê được trong sáng tác của Sơn Nam. Nổi bật trên hết phải kểđến chiếc xuồng ba lá. Sở dĩ người Nam gọi là xuồng ba lá vì nó được cấu tạo từ ba tấm ván đóng ghép lại với nhau. Khi nhắc đến Tây Nguyên, ta nhớ đến chiếc thuyền độc mộc độc đáo làm xao xuyến khách phương xa thì đến ĐBSCL chiếc xuồng ba lá lại gây được ấn tượng. Đây là hình ảnh đẹp trên dòng Cửu Long đã đi vào ca dao Nam bộ tự thuở nào: Linh đinh một chiếc xuồng ba lá/ Anh trộm thương nàng mẹ góa con côi. Có lúc nó trở thành một phương tiện hữu dụng được người Nam Bộ chọn vào dịp quan trọng như ngày đám cưới. Hình ảnh ấy còn vang mãi trong câu hát Bằng lòng đi em anh về quê rước má lên liền, ngày vui đám cưới rước dâu bằng xuồng ba lá… mà bất cứ ai từng sống trên mảnh đất này đều đã thuộc nằm lòng. Có lẽ vì thế nó trở thành một hình ảnh văn hóa độc đáo của miền sông nước Nam Bộđược người dân xa xứ lưu giữ vào kí ức của

mình với đôi bờ thương nhớ khôn nguôi và với tình yêu quê sâu nặng nên những vật bình thường đã hóa quê hương, nó trở thành hình ảnh biểu trưng mà những người xa quê luôn muốn dựng lại trong niềm nhớ.

Cùng với chiếc ba lá, xuồng be chín, be mười thì tam bản, vỏ lãi cũng đi vào văn chương tạo cho cảnh vật sông nước thêm phần sinh động. So với ba lá, tam bản lớn hơn một chút, chở được từ 15 đến 20 giạ lúa. Trước đây xuồng chỉ có một chèo, sau này đểđi lại nhanh, người dân sáng chế thêm một chiếc chèo nữa, mỗi xuồng tam bản phổ biến là hai chiếc chèo. Xuồng tam bản khác xuồng ba lá ở chỗ: đáy của xuồng tam bản cong, còn xuồng ba lá đáy bằng, xuồng tam bản mũi tròn, nhiều mảnh ván be lại thường từ 5, 7, 9 lá ván đóng kết lại. Đây là một loại thuyền nhỏ, nhưng ít lắc được cư dân phía Nam dùng làm phương tiện đi lại trên sông: những chiếc đò đóng theo kiểu tam bản vững chải. Nhỏ hơn tam bản, ba lá nhưng vỏ lãi cũng rất tiện ích khi di chuyển trên sông rạch. Nó có chiều dài khoảng 5, 6 mét; chiều ngang tương đối nhỏ, chỉ rộng vừa khoảng hai người ngồi. Do hình dạng nhỏ và dài nên tốc độ của nó khá nhanh khi lướt nước và nhất là có thể len lách vào những con rạch nhỏ mà không sợ chướng ngại vật. Chính vì thế, nó trở nên khá phổ biến ở miệt sông Tiền, sông Hậu Những chiếc vỏ lãi cao tốc lướt băng băng trên sóng làm con đường vốn xa ròng rã gần lại.

Nhìn chung, ghe, xuồng là phương tiện đi lại ở vùng sông nước Nam Bộ có từ lâu đời cư dân Việt sinh sống theo từng ấp tạo thành những ốc đảo xanh tươi giữa vùng nước mênh mông, phương tiện đi lại chủ yếu là ghe, xuồng. Vì thế, nó đã gắn kết cả cộng đồng người Việt ở Nam Bộ trong sự nghiệp khẩn hoang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm từ ngữ nam bộ trong truyện ngắn của sơn nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)