Giai đoạn 4 Thu thập kết quả từ quá trình dạy thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng edmodo trong việc sửa lỗi bài viết tiếng anh cho sinh viên năm thứ II trường đại học đồng tháp (Trang 41 - 45)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4. Giai đoạn 4 Thu thập kết quả từ quá trình dạy thực nghiệm

2.4.1. Bài kiểm tra Viết

Ở giai đoạn 1, SV được yêu cầu làm 1 bài kiểm tra viết một bài luận trước khi tiến hành quá trình dạy thực nghiệm để thu thập, đánh giá khả năng của người học trước khi ứng dụng Edmodo trong quá trình tổ chức sửa lỗi bài

trong việc nâng cao kỹ năng viết thì sau khi thực nghiệm, SV được yêu cầu viết lại bài luận với chủ đề tương tự với bài kiểm tra trước nhằm đánh giá chính xác hơn sự tiến bộ về kỹ năng viết sau thời gian tham gia sửa bài cho nhau trên Edmodo.

2.4.2. Bảng câu hỏi tìm hiểu về thái độ của SV khi sử dụng Edmodo để sửa bài viết cho bạn

Sau khi kết thúc giai đoạn thực nghiệm, SV được phát 1 bảng câu hỏi gồm 23 câu được chia thành 4 phần chính (phụ lục 2). Cụ thể, phần một là thông tin chung về người tham gia khảo sát (câu 1 đến câu 3). Từ câu 4 đến câu 6, bảng câu hỏi khảo sát về thái độ của SV khi sử dụng Edmodo đẻ sửa bài viết tiếng Anh. Phần 3 gồm 17 câu, khảo sát về tính hiệu quả của việc sử dụng Edmodo trong việc sửa lỗi bài viết. Phần cuối cùng là khảo sát ý kiến đóng góp của SV khi sử dụng Edmodo.

Số liệu thu được từ bảng khảo sát này sẽ được thống kê và đưa ra kết luận về thái độ của SV về tính hiệu quả của Edmodo được dung trong sửa lỗi bài viết tiêng Anh.

2.4.3. Phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng tham gia nghiên cứu

Sau khi trả lời phiếu khảo sát, 10 SV trên tổng số 35 SV trong lớp dạy thực nghiệm được mời phỏng vấn trực tiếp có ghi âm tại văn phòng khoa Sư phạm Ngoại ngữ. Mỗi SV được hỏi 15 câu hỏi (phụ lục 6). Mục đích của việc phỏng vấn nhằm tìm hiểu sâu hơn về tính hiệu quả của trang mạng xã hội học tập Edmodo trong việc giúp SV nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh thông qua hình thức sửa bài lẫn nhau trong lớp. Ngoài ra, việc phỏng vấn còn nhằm tìm hiểu rõ hơn những ưu điểm và hạn chế khi ứng dụng Edmodo vào việc sửa bài viết tiếng Anh, để từ đó giúp GV khắc phục và phát huy hơn nữa tính hiệu quả của việc sử dụng Edmodo trong dạy học, đặc biệt là môn Viết tiếng Anh.

Ngoài hình thức kiểm tra để so sánh kết quả, khảo sát lấy ý kiến chung là phỏng vấn để tìm rõ hơn về việc sử dụng Edmodo trong giảng dạy môn Viết tiếng Anh, chủ nhiệm đề tài còn dùng phương pháp quan sát để ghi nhận về thái độ của SV khi tham gia sửa bài cho bạn trên Edmodo và tìm hiểu chi tiết hơn những tiến bộ cụ thể về kỹ năng Viết trong quá trình ứng dụng Edmodo để giúp nhau sửa bài. Việc quan sát này được thực hiện khi SV sửa bài trực tiếp trên lớp học trong các buổi học tại phòng máy vi tính và được GV ghi nhận trên trang Edmodo khi xem phần trao đổi, sửa bài của các SV trong quá trình học. Điều này mạng lại ý nghĩa lớn cho đề tài vì có thể cho thấy rõ SV sẽ học hỏi, nâng cao được khía cạnh nào của kỹ năng viết để từ đó GV có thể khai thác khía cạnh đó nhiều hơn khi dùng Edmodo để tổ chức sửa bài. Mặc khác GV có thể chú ý khai thác những khía cạnh mà SV chưa được phát triển khi dùng Edmodo để sửa bài viết cho nhau.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VẬN DỤNG TRANG MẠNG XÃ HỘI HỌC TẬP EDMODO TRONG SỬA BÀI VIẾT TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM II, KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

3.1. Hiệu quả của việc ứng dụng Edmodo trong quá trình sửa lỗi bài viết nhằm nâng cao kỹ năng viết cho sinh viên năm II khoa Sư phạm Ngoại ngữ

Như đã đề cập ở phần phương pháp nghiên cứu, hai bài kiểm tra trước và sau khi sử dụng Edmodo để sửa bài viết trong quá trình dạy môn Viết 3 của 35 sinh viên được chấm điểm theo thang điểm 10 dựa trên tiêu chí chấm điểm về kỹ năng viết. Kết quả của 2 bài kiểm tra được thống kê ở bảng số 1.

Bảng 1: Thống kê mô tả của 2 bài kiểm tra trước và sau khi sử dụng Edmodo trong sửa lỗi bài viết

Số lượng Điểm nhỏ nhất Điểm lớn nhất Điểm trung bình cộng Độ lệch chuẩn Bài kiểm tra 1 35 3.0 9.0 5.042857143 1.43163537 Bài kiểm tra 2 35 4.0 9.5 6.12857143 1.30802308

Bảng 1 cho ta thấy rằng điểm trung bình cộng của bài kiểm tra sau lớn

hơn điểm trung bình cộng của bài kiểm tra trước (MeanPre = 5.0428; Mean Post

= 6.1285) và sau khi so sánh hai giá trị trung bình của 2 bài kiểm tra với độ lệch là t = 1.08571 và P-Value = 0.0000952145 < 0.05. Do đó sự khác biệt giữa 2 giá trị trung bình này có ý nghĩa về mặt thống kê nên ta có thể kết luận rằng việc sử dụng trang mạng xã hội học tập Edmodo giúp sinh viên chuyên ngữ nâng cao khả năng viết tiếng Anh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng edmodo trong việc sửa lỗi bài viết tiếng anh cho sinh viên năm thứ II trường đại học đồng tháp (Trang 41 - 45)