Mô hình học cộng tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu học cộng tác ứng dụng trong e learning giảng dạy các ngôn ngữ lập trình cơ bản (Trang 26 - 28)

2.2.2.1. Mô hình xử lý học tập

Việc nghiên cứu một loạt các bài tập thực hành và thông qua đó kiến thức sẽ được tích lũy dần dần. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn tiếp thu được kiến thức từ việc làm các bài tập thực hành, những kinh nghiệm và những bài học. Một vài người nào đó tiến xa hơn, họ giao tiếp với những người khác và học từ họ những kinh nghiệm và những bài học. Người nào đó tổng kết những kinh nghiệm và những

bài học này, tìm ra những quy luật đằng sau đó và đưa điều đó vào trong những lý thuyết của họ [8].

Hình 2. 2. Mô hình quá trình thử nghiệm

Trong giáo dục, sinh viên cần phải có cơ hội để học từ việc rèn luyện của mình trên cơ sở các tri thức đã được tiếp thu và cũng cần phải có cơ hội để cộng tác với những người khác và học từ những người khác. Có cộng tác thì mới có tiến bộ. Có hai tác động đóng góp nhiều trong quá trình nghiên cứu. Một là sự tác động từ bên trong, hai là sự tác động từ bên ngoài. Tác động từ bên trong bao gồm những sự quan tâm của bản thân, mong muốn chiến thắng. Tác động bên ngoài bao gồm sự cạnh tranh, ảnh hưởng từ gia đình...

2.2.2.2. Mô hình môi trường học tập

Ở trường học, những giáo viên và sinh viên tranh luận với nhau. Trong gia đình, cha mẹ và con cái tranh luận với nhau về ý nghĩa cuộc sống. Trong xã hội, những kĩ sư, những thương gia, những người nông dân đưa ra những hướng dẫn và ví dụ khác nhau. Không chỉ giáo viên, sinh viên mà cả cha mẹ họ cũng đóng vai trò trong giáo dục. Không chỉ trong trường học, mà còn môi trường cộng tác, nơi mà việc nghiên cứu xảy ra. Sinh viên nghiên cứu trong môi trường cộng tác mà môi trường đó là sự pha trộn của trường học, gia đình và xã hội như hình sau:

Hình 2. 3. Mô hình của môi trường nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu học cộng tác ứng dụng trong e learning giảng dạy các ngôn ngữ lập trình cơ bản (Trang 26 - 28)