Ứng dụng mô hình hỗ trợ học cộng tác các ngôn ngữ lập trình tại Học viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu học cộng tác ứng dụng trong e learning giảng dạy các ngôn ngữ lập trình cơ bản (Trang 45 - 48)

trình bày về cách cài đặt và đưa ra hệ thống thử nghiệm các tình huống hay gặp trong thực tế. Đặc biệt chương 3 cũng tìm hiểu và đưa ra các công cụ mở rộng để tích hợp và hệ thống Sakai để giải quyết bài toán trong luận văn.

3.1. Ứng dụng mô hình hỗ trợ học cộng tác các ngôn ngữ lập trình tại Học viện An ninh nhân dân. Học viện An ninh nhân dân.

Học viện An ninh nhân dân (HVANND) với định hướng phát triển trở thành trường chuẩn Quốc gia đang có quy mô đào tạo ngày càng mở rộng với nhiều ngành, chuyên ngành và loại hình đào tạo khác nhau, trong đó có đào tạo sinh viên hệ dân sự. Trải qua 4 khóa tuyển sinh đào tạo, đến nay Học viện đã đào tạo hơn 1000 sinh viên hệ dân sự với 2 ngành là Công nghệ thông tin và Luật. Đào tạo sinh viên hệ dân sự còn khá mới mẻ ở Học viện và có những điểm khác biệt so với đào tạo hệ sỹ quan. Trong đó điểm khác biệt quan trọng chính là nội dung đào tạo hệ dân sự không có yếu tố nghiệp vụ an ninh, do đó yêu cầu bảo mật thông tin không quá khắt khe như đạo tạo hệ sĩ quan. Tuy nhiên, đối với đào tạo hệ dân sự, yếu tố nguồn tài liệu học tập và môi trường học tập rất quan trọng. Tài nguyên và môi trường học tập cần được đảm bảo tính mở, tính dễ dàng tiếp cận đối với sinh viên dân sự để hỗ trợ sinh viên một cách có hiệu quả trong việc tự học tự nghiên cứu. Điều này đã và đang đặt ra nhiều yêu cầu quan trọng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo hệ dân sự. Trong xu thế phát triển của công nghê web ứng dụng vào hoạt động đào tạo, việc xây dựng hệ thống web hỗ trợ đào tạo hệ dân sự tích hợp vào cổng thông tin điện tử của Học viện là một giải pháp cụ thể ứng dụng E-Learning. Hệ thống trang

hoạt động trong công tác đào tạo hệ dân sự theo phương pháp dạy học tích cực - một đặc trưng của đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

- Về phía giảng viên: Giảng viên sẽ có công cụ tổ chức các hoạt động trước, trong và sau giảng (cung cấp tài liệu, tổ chức thảo luận, hướng dẫn tự học tự nghiên cứu, kiểm tra đánh giá...) trong đề cương chi tiết từng học phần môn học theo phương pháp E-Learning.

- Về phía sinh viên: Sinh viên sẽ được cung cấp thông tin và tài nguyên từng môn học một cách tập trung, được cùng tham gia vào các hoạt động kiểm tra đánh giá, trao đổi thảo luận với giảng viên và với các học viên khác...

Việc ứng dụng E-Learning xây dựng hệ thống web hỗ trợ đào tạo hệ dân sự mà đề tài đưa ra nhằm xây dựng môi trường giảng dạy và học tập điện tử hướng tới giáo dục và người học nhiều hơn, rất phù hợp với đào tạo sinh viên hệ dân sự. Với sự hỗ trợ của truyền thông đa phương tiện và các ứng dụng E-Learning, sinh viên sẽ có thể chủ động lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả từ kho tài nguyên số cùng các công cụ hỗ trợ trong các lớp học ảo.

Đặc biệt hệ thống các môn học lập trình tại Học viện An ninh giành cho sinh viên công nghệ thông tin hiện nay vẫn giảng dạy theo hình thức thủ công, sinh viên chưa có được sự trao đổi tương tác giữa giáo viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên. Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy trong luận văn có đề xuất một số mô hình học cộng tác được ứng dụng trong E-Learning áp dụng vào các môn học lập trình tại Học viện An ninh nhân dân.

Các khía cạnh chính trong học cộng tác bao gồm: Liên lạc ( communication ), Điều phối (Coordination ), Cộng tác (collaboration ). Trong mỗi khía cạnh này luận văn sẽ trình bày cụ thể những điều kiện đầu vào, ra từ đó đề xuất các công cụ hợp lý cho từng loại. Dưới đây là một số tình huống giao tiếp giữa giáo viên và sinh viên trong thực tế diễn ra trên môi trường học trực tuyến:

làm các bài tập được giáo viên giao, sinh viên trao đổi trực tuyến với giáo viên. Khi thực hiện những yêu cầu này thì kết quả đạt được sẽ là học viện nộp hệ thống bài tập theo thời gian quy định do giáo viên đặt ra trên hệ thông, giáo viên có thể trao đổi trực tiếp nội dung học viên hỏi trong quá trình làm bài tập. Từ những yêu cầu đầu vào qua quá trình phân tích để đạt kết quả thì việc áp dụng đúng những công cụ trong hệ thống học trực tuyến rất quan trọng, với tình huống này luận văn đề xuất các công cụ như Chat ( có thể trò chuyện trực tiếp trên hệ thống ), công cụ tạo và nộp bài tập trên hệ thống Sakai. Phân tích các cách triển khai tình huống này sẽ được phân tích chi tiết tại mục 3.3.

Ngoài ra tình huống này cũng được đề cập với việc giáo viên trao đổi với nhiều sinh viên, hay trao đổi với một nhóm sinh viên thực hiện các nội dung bài tập lớn trong môn học. Giáo viên sẽ thực hiện giao bài tập cho nhóm sinh viên, giảng bài và hướng dẫn trực tiếp sinh viên làm bài, trò chuyện trực tuyến cùng sinh viên, đưa ra các chủ đề thảo luận cho sinh viên trên diễn đàn. Đồng thời, học viên sẽ làm bài tập và nộp lại cho giáo viên, sinh viên tiếp thu nội dung bài giảng trực tuyến, giao viên thực hiện hướng dẫn thực hành cho tất cả sinh viên, trao đổi một nội dung cho toàn bộ sinh viên đều biết, sinh viên thảo luận nội dung trên chủ đề mà giao viên đưa ra. Với tình huống này có những phát sinh mới sẽ được đưa ra trong quá trình giảng dạy đòi hỏi phải đưa ra được các công cụ phù hợp trong Sakai, đó là các công cụ như Công cụ Bài tập, công cụ Chat, công cụ Forum, công cụ lập trình trực tuyến, chia sẻ màn hình. Phân tích cách triển khai các công cụ trong tình huống này sẽ được trình bày cụ thể trong mục 3.3.

- Với tình huống giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên trong nội dung từng lớp học, từng môn học. Lúc này, yêu cầu được đưa ra đó là đẩy mạnh tính tương tác giữa sinh viên với nhau, sinh viên sẽ thực hiện các chương trình lập trình cùng nhau và cùng nhau chỉnh sửa nội dung chương trình. Quá đó sinh viên sẽ đạt được sự tương tác nhất định, giải quyết được nội dung yêu cầu của giáo viên, trao đổi nội dung với giáo viên và trong nhóm học tập với nhau. Những công cụ được đề xuất

IDE colline là một ứng dụng bên ngoài Sakai được tích hợp để tăng khả năng tương tác giữa sinh viên trong quá trình học tập trực tuyến. Việc thực hiện các công cụ sẽ được trình bày cụ thể tại mục 3.3.

Dưới đây là nội dung cài đặt chương trình Sakai và quá trình thực hiện các tình huống chi tiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu học cộng tác ứng dụng trong e learning giảng dạy các ngôn ngữ lập trình cơ bản (Trang 45 - 48)