Ứng dụng học cộng tác trong E-Learning vào giảng dạy các ngôn ngữ lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu học cộng tác ứng dụng trong e learning giảng dạy các ngôn ngữ lập trình cơ bản (Trang 29 - 31)

lập trình

Phương pháp dạy và học các ngôn ngữ lập trình cơ bản hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Với các giờ lý thuyết người học thường tiếp nhận kiến thức một cách thụ động. Khi lớp học đông thì sự tương tác giữa người dạy và học gần như không có. Với các giờ thực hành, quá trình thực hành thường diễn ra riêng lẻ. Thông thường, người dạy hướng dẫn demo một số bài toán, sau đó người học tự thực hành

người dạy còn hạn chế. Đặc biệt người dạy gặp nhiều khó khăn trong giám sát, theo dõi quá trình học của học viên. Mặc dù giờ thực hành của sinh viên nhiều nhưng việc giám sát rất khó khăn, và phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của sinh viên. Ngoài ra quá trình sửa lỗi, demo cho từng học viên không tối ưu; cùng một lỗi nhưng nhiều sinh viên thường xuyên lặp đi lặp lại, việc hướng dẫn cho từng người một rất mất thời gian. Đặc biệt, giảng viên gần như không thể theo dõi tiến trình thực hành của từng học viên, để đưa ra nhưng lời khuyên hoặc thay đổi bài giảng cho phù hợp. Lập trình cộng tác là quá trình người học có thể áp dụng các phương pháp làm việc cộng tác để viết code. Ví dụ như viết code đồng thời theo thời gian thực từ xa, trong đó hai hay nhiều người học có thể cùng lập trình trên một file nguồn, hoặc cùng xem quá trình lập trình từ xa. Trong quá trình đó người học có thê trao đổi với nhau thông qua các công cụ chat, video - conference ... Đấy là nhưng tinh năng học cộng tác đồng bộ. Ngoài ra người học có thể sử dụng các tính năng học cộng tác không đồng bộ để hỗ trợ thêm,ví dụ như diễn đàn, wiki ... Tuy nhiên, các trình viết code thường không hỗ trợ làm việc cộng tác. Do đó, một phương pháp hay được áp dụng hiện nay, đó là sử dụng kết hợp các trình viết code với các công cụ hỗ trợ làm việc cộng tác, ví dụ như Skype, TeamViewer, Google Hangout, VNC hoặc Microsoft Meeting để đồng bộ hoá màn hình hoặc liên lạc[3]. Tuy nhiên những công cụ này thường yêu cầu cao về băng thông, không hỗ trợ làm việc đồng thời trên cùng một máy, và nhiều khi phụ thuộc vào hệ điều hành. Ngoài ra, có một số công cụ cộng tác chuyên biệt được phát triển riêng cho một trình viết code cụ thể. Vi dụ như RIPPLE hoặc Saros cho Eclipse. Những công cụ này hô trợ đầy đủ các chức năng cần thiết cho làm việc cộng tác trong lập trình, ví dụ như chat, viết code cộng tác thời gian thực, chia sẻ màn hình ... Tuy nhiên, nhưng công cụ này thứ nhất chỉ dành riêng cho một số IDE (Integrated Developement Environment – Môi trường phát triển tích hợp). Thêm vào đó, việc sử dụng nhưng IDE phức tạp như Eclipse, NetBean, Microsoft Visual Studio ... cho người mới học lập trình là không phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu học cộng tác ứng dụng trong e learning giảng dạy các ngôn ngữ lập trình cơ bản (Trang 29 - 31)