Tài trợ rủi ro tín dụng 23 4

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 40)

Tài trợ rủi ro là những kỹ thuật, công cụ được sử dụng để tài trợ cho chi phí của rủi ro và tổn thất từ hoạt động tín dụng. Tài trợ RRTD là để bù đắp những khoản RRTD xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính ngân hàng, chứ không phải là xóa hoàn toàn nợ vay cho khách hàng.

* Tài trợ từ nguồn bên trong:

Phương pháp tài trợ mà các NHTM phải thường xuyên sử dụng là dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, ngân hàng được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp. Theo quy định của NHNN Việt Nam, hàng năm các NHTM đều phải trích từ lợi nhuận của mình để lập quỹ dự phòng cho hoạt động tín dụng. Trong đó bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

Đối với các tổn thất đã được lường trước. Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng cụ thể đã được trích lập cụ thể cho tổn thất trên để bù đắp.

Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro. Ngân hàng phải dùng vốn từ quỹ dự phòng chung đã được trích lập hàng năm để bù đắp. Nếu quỹ dự phòng chung không đủ bù đắp thì Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn tự có của mình để bù đắp cho các tổn thất xảy ra.

* Tài trợ từ nguồn bên ngoài

Mua bảo hiểm tiền vay: Phân tán chia sẽ rủi ro bằng biện pháp mua bảo hiểm các khoản cho vay để giảm thiểu RRTD.

Chứng khoán hóa các khoản nợ hoặc bán nợ: Bằng các biện pháp bán nợ cho VAMC để nhận trái phiếu đặc biệt, hoán đổi các khoản nợ thành cổ phiếu, cổ phần góp vốn...

Chuyển giao rủi ro cho bên bảo lãnh vay vốn trong trường hợp có nhận Chứng thư bảo lãnh vay vốn của Quỹ bảo lãnh doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, cũng cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: xử lý TSBĐ để thu hồi nợ.

* Tài trợ RRTD thông qua thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra

Cho vay có TSBĐ: Việc cho vay có TSBĐ nhằm giúp cho ngân hàng có nguồn thu thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ. Khi người vay không trả nợ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng thì ngân hàng có quyền bán các tài sản cầm cố, thế chấp để thu hồi nợ. Việc cho vay có TSBĐ tạo cho ngân hàng lợi thế về tâm lý do một tài sản làm vật đặt cọc (nhà cửa, đất đai, xe hơi...) làm cho người vay có trách nhiệm hơn trong việc hoàn trả nợ vay bởi họ sẽ không muốn bán đi những tài sản có giá trị và giá trị sử dụng lâu bền của mình. Đặc biệt trong tín dụng chủ yếu là cho vay mua sắm những đồ đạc có giá trị sử dụng lâu dài, do đó việc gắn những tài sản này với trách nhiệm trả nợ là một phương pháp hữu ích. Việc cho vay có tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết của ngân hàng đối với khách hàng. Mặt khác, TSBĐ là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, nên nó cần phải được theo dõi về tình trạng, kiểm tra đánh giá lại giá trị để có biện pháp xử lý khi có tình huống rủi ro xảy ra, do đó nó là một nhiệm vụ không thể thiếu với CBTD.

Trích lập dự phòng RRTD: Trích lập dự phòng RRTD là một hình thức dự trữ tài chính chuyên dùng, được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Đây là công việc cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Với quỹ dự phòng rủi ro được trích lập như một quỹ khấu hao thì khi RRTD xảy ra, việc loại trừ các khoản mất vốn cho vay không gây biến động lớn đến kết quả tài chính hiện tại của NHTM.

Trong thực tế, các ngân hàng luôn nỗ lực đo lường RRTD một cách chính xác nhưng việc tính toán một cách chính xác những rủi ro thể xảy ra là không thể. Vì vậy để quản lý một cách chủ động thì biện pháp trích lập dự phòng RRTD là cần thiết.

Mua bảo hiểm tín dụng: Nếu các khoản vay được ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng thì khi RRTD xảy ra, Công ty bảo hiểm có nhiệm vụ bồi thường cho ngân hàng theo quy định. Thêm vào đó ngành bảo hiểm còn phối hợp với các ngành hữu quan để tổ chức các biện pháp phòng ngừa hạn chế các tổn thất xảy ra bảo đảm an toàn cho cả Công ty bảo hiểm và ngân hàng. Hơn nữa, khi tham gia bảo hiểm tín dụng, ngân hàng sẽ được bù đắp nhanh chóng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh diễn ra một cách bình thường, nhất là trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh như hiện nay.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w