Hiện tại việc xác định cơ cấu dư nợ theo mức độ RRTD của các NHTM và TCTD tại Việt Nam được thực hiện theo Thông tư số 02/2017/TT-NHNN ngày 21/01/2017 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để XLRR trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các văn bản sửa đổi, bổ sung của NHNN và quy định ngân hàng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
+ Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
+ Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 1 theo quy định. Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; + Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: + Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; + Nợ gia hạn nợ lần đầu;
+ Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định. Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định. Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
+ Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định.
Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:
Đối với nợ quá hạn, phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Khách hàng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung và dài hạn, 01 (một) tháng đối
với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Ngân hàng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.
Nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:
Xảy ra các biến động bất lợi trong môi trường, lĩnh vực kinh doanh tác động tiêu cực trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng (thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, môi trường kinh tế);
Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục hoặc có biến động lớn theo chiều hướng suy giảm qua 03 (ba) lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;
Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại gạch đầu dòng thứ 1, 2, 3 khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.
Nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng được xem xét thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo quy định tại Khoản 11, Điều 1, Thông tư 09/2018/TT-NHNN ngày 18/03/2018 của NHNN Việt Nam và Khoản 1, Điều 12, Nghị định 55/2019/NĐ-CP ngày 09/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”.
(Thêm vào chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn)
* Tiêu chí về đánh giá tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ:
Tỷ lệ nợ xấu =
Dư nợ xấu
x 100% Tổng dư nợ cho vay
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng xảy ra RRTD của ngân hàng dựa trên tỷ lệ dư nợ xấu (từ nhóm 3-5) trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro tổn thất của ngân hàng lớn và ngược lại. Tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng ở mức <3% được xem là nằm trong giới hạn cho phép, nếu vượt trên 3% thì cần phải xem xét rà soát lại các danh mục cho vay của ngân hàng, cần kiểm soát chặt chẽ và thận trọng hơn để tránh tổn thất, rủi ro xảy ra cho ngân hàng.
* Tiêu chí đánh giá tỷ lệ trích lập DPRR tín dụng trên tổng dư nợ
Tỷ lệ TL DP RRTD đã trích = DP RRTD đã trích x 100% Tổng dư nợ
Chỉ tiêu này phản ánh số dự phòng rủi ro đã trích trên tổng dư nợ của ngân hàng, tỷ lệ trích càng cao thì càng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và thể hiện chất lượng tín dụng thấp, khả năng xảy ra rủi ro tổn thất của ngân hàng càng cao và ngược lại. Hiện nay, việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng được thực hiện theo Quy định tại Thông tư số 02/2017/TT-NHNN ngày 21/01/2017 của NHNN Việt Nam.
* Tiêu chí đánh giá tỷ lệ xóa nợ ròng trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xóa ròng =
Nợ xóa ròng
x 100% Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi các khoản nợ đã chuyển sang ngoại