Đo lường rủi ro tín dụng là việc tính toán ra các con số cụ thể về mức độ rủi ro mà ngân hàng đang đối mặt và những tổn thất mà nó gây ra. Đo lường rủi ro phải tính được biên độ dao động của các dòng thu nhập và xác suất rủi ro xảy ra trong một số
trường hợp xác định trước.
Các ngân hàng áp dụng một số mô hình trong việc đo lường rủi ro tín dụng của khách hàng trên cơ sở xử lý những thông tin thu thập được thông qua một số mô hình sau:
1.2.2.1. Mô hình 6C
Đối với mỗi khoản vay câu hỏi đầu tiên của ngân hàng chính là liệu khách hàng có thiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạng hay không? Điều này liên quan đến việc nghiên cứu chi tiết 6 khía cạnh- 6C :
Tư cách người vay (Character): nhân viên tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, người vay có phải là đại diện hợp pháp để vay vốn.
Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay.
Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của nhân viên tín dụng.
1.2.2.2. Mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng
Hiện nay mô hình lượng hoá RRTD phổ biến được sử dụng là: mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor.
RRTD trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếp hạng khoản cho vay. Việc xếp hạng này được thực hiện bởi một số dịch vụ xếp hạng tư nhân trong đó có Moody và Standard & Poor là những dịch vụ tốt nhất.
nhất là AAA. Việc xếp hạng giảm dần từ Aa (Moody) và AA (Standard & Poor) phản ánh rủi ro không được hoàn vốn cao. Trong đó, những khoản cho vay trong 4 loại đầu được xem như khoản cho vay mà ngân hàng nên đầu tư, còn các khoản cho vay bên dưới thì ngân hàng không cho vay. Nhưng thực tế vì phải xem xét mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa rủi ro và lợi nhuận nên những khoản cho vay tuy được xếp hạng thấp (rủi ro không hoàn vốn cao) nhưng có lợi nhuận cao nên đôi lúc ngân hàng vẫn chấp nhận cho vay.
Bảng 1.1 Mô hình xếp hạng của Moody và Standard & Poor
Nguồn Xếp hạng Tình trạng
Moody Aaa Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất* Aa Chất lượng cao*
A Chất lượng trên trung bình* Baa Chất lượng trung bình*
Ba Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình
Caa Chất lượng kém
Ca Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu Standard & Poor AAA Chất lượng cao nhất, rủi ro thấp nhất*
AA Chất lượng cao*
A Chất lượng trên trung bình* BBB Chất lượng trung bình*
BB Chất lượng trung bình mang yếu tố đầu cơ B Chất lượng dưới trung bình
CCC Chất lượng kém
CC Mang tính đầu cơ, có thể vỡ nợ C Chất lượng kém nhất, triển vọng xấu
Tóm lại, các công cụ tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tín dụng của NHTM, giúp tăng tính an toàn, giảm thiểu rủi ro, nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.