Thực trạng nhận diện rủi ro 47 5

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 66)

Để nhận biết RRTD, Bản Việt Chi nhánh tỉnh Kiên Giang đã thiết lập các Phòng chuyên môn, các bộ phận tham mưu liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm sớm phát hiện ra các dấu hiệu cho thấy phát sinh RRTD. Dấu hiệu RRTD có thể phát sinh từ chính ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ khách hàng trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, Bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các biểu hiện bất thường trong sinh hoạt, đời tư của CBCNV, kiểm soát thu nhập, kê khai tài sản của CBTD, cán bộ kiểm soát, cán bộ phê duyệt cấp tín dụng.

Thường xuyên thu nhận thông tin từ địa bàn quản lý tín dụng, khách hàng vay vốn phản ánh. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cấp tín dụng cho khách hàng. Công tác nhận diện rủi ro trong cho vay KHCN và KHDN tại Bản Việt Chi nhánh tỉnh Kiên Giang được thực hiện thường xuyên và liên tục:

Trong hoạt động gặp gỡ khách hàng đến đề nghị cấp tín dụng: Khi CBTD tiếp xúc với khách hàng hoặc khách hàng đến ngân hàng để đề nghị cấp tín dụng, đây là lúc để CBTD thu thập thông tin thông qua việc hướng dẫn khách hàng cung cấp hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ tài sản đảm bảo, dự án, phương án sản xuất kinh doanh và lập phương án sử dụng vốn vay. Từ đó kiểm tra sàng lọc ra các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro.

Trong hoạt động thẩm định, tái thẩm định: CBTD kết hợp với Trưởng hoặc Phó phòng KHCN, KHDN (đối với chi nhánh), đi gặp khách hàng để thẩm định thực tế khách hàng, đây là giai đoạn quan trọng nhất để thực hiện công tác nhận dạng rủi ro, CBTD sẽ tiến hành thu thập và kiểm chứng ở nhiều khía cạnh của khách hàng vay vốn liên quan đến đề nghị vay vốn: thẩm định về tư cách cá nhân, mục đích vay vốn, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo…, đồng thời cũng thu thập thông tin từ nhiều nguồn: Tra cứu thông tin CIC, chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra của khách hàng, thông tin trên internet, báo chí…cụ thể:

Về năng lực vay vốn và hoàn trả nợ vay: Khi cho vay chi nhánh không những quan tâm đến khả năng vay vốn của khách hàng mà còn quan tâm đến năng lực pháp lý của khách hàng, đối với cá nhân, năng lực pháp lý thể hiện ở quyền công dân, hộ khẩu thường trú,… đối với khách hàng doanh nghiệp khả năng này thể hiện ở tính pháp nhân của doanh nghiệp, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập doanh nghiệp và các loại giấy chứng nhận khác. Khi đánh giá tình hình nợ vay của khách hàng, chi nhánh đã dựa vào các yếu tố sau:

+ Đối với khách hàng cá nhân: dựa vào tình trạng chuyên môn ( mức độ thâm niên trình độ tay nghề) sức khỏe, tuổi tác, cá tính thể hiện bên ngoài. Từ những yếu tố đó, CBTD cũng phần nào nhận ra được khách hàng nào có khả năng sẽ mang lại rủi roc ho ngân hàng và ngược lại.

+ Đối với doanh nghiệp: Khả năng hoàn trả nợ phụ thuộc vào địa điểm kinh doanh của khách hàng có thuận lợi hay không, tình hình tài chính trong những năm qua của khách hàng như thế nào, trình độ, tuổi tác của công nhân, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp cao hay thấp, tính hiệu quả của dự án kinh doanh,… những yếu tố này đã được chi nhánh nắm bắt thông qua hồ sơ xin vay và bảng phỏng vấn khách hàng vay vốn. Từ đó CBTD của chi nhánh đã sàn lọc được những khách hàng đủ điều kiện để cho vay.

Khả năng tài chính của khách hàng: Khi khách hàng vay vốn ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có một số vốn thích hợp để tham gia cùng vốn vay của ngân

hàng (vốn này gọi là vốn tự có), số vốn tự có này càng cao thi quyết định cho vay của ngân hàng càng dễ. Vì mức vốn tự có của khách hàng có thể bù đắp được rủi ro trong thua lỗ có thể xảy ra và thông qua vốn tự có, ngân hàng có thể đánh giá được nhân cách và cá tính của khách hàng.

Uy tín, phẩm chất của khách hàng: Những yếu tố này sẽ tạo cho ngân hàng biết được phần nào khả năng sẵn sàng trả nợ của khách hàng, tính chủ động và chính xác trong việc thực hiện các giao ước, các điều khoản trong hợp đồng tín dụng. Đây là yếu tố mà ngân hàng xem là quan trọng nhất vì nó thể hiện mong muốn trả nợ của khách hàng. Ngân hàng đã nêu ra những yếu tố để đánh giá một khách hàng có một phẩm chất tốt là: Thật thà, liêm chính, siêng năng, đức hạnh. Những điểm này rất khó đánh giá nên ngân hàng đã căn cứ vào mối quan hệ của khách hàng trong quá khứ, cách cư xử của khách hàng, và tìm hiểu những chủ thể đã từng có mối quan hệ với khách hàng để có những đánh giá chính xác nhất.

Thực tế Bản Việt Kiên Giang hiện vẫn chưa xây dựng được hệ thống nhận dạng, cảnh báo rủi ro tín dụng một cách có hệ thống và hoàn chỉnh nhất. Thông tin thu thập đẻ phục vụ việc phân tích, đánh giá, nhận diện rủi ro có độ tin cậy chưa cao và cập nhạt chưa kịp thời. Việc kiểm tra, theo giỏi, giám sát khoản vay, thu thập thông tin khách hàng sau khi cấp tín dụng không được quan tâm sâu sát, chưa thường xuyên và còn sơ sài, mang tính hình thức dẫn đến việc nhận biết dấu hiệu rủi ro để có biện pháp, hướng xử lý phù hợp bị ảnh hưởng. Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ liên quan trong việc nhận diện rủi ro còn nhiều hạn chế, việc nhận diện chưa đầy đủ, chính xac, kịp thời các dấu hiệu đã, đang và sẽ xảy ra trong hoạt động tín dụng.

Bảng 2.9 Tình hình nợ xấu cho vay KHCN từ 2017 – 2020

ĐVT: Triệu VNĐ

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2020

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Ngắn hạn 10.960 76,2 11.551 85,4 9.680 79,6 10.584 76,5 Trung và

dài hạn 3.420 24,8 1.960 14,6 2.480 20,4 3.250 23,5

II/Nợ xấu theo đối tượng khách hàng:

KH Doanh Nghiêp 0 0 0 0 0 0 0 0 KH Cá nhân 14.380 100 13.511 100 12.160 100 13.834 1 00

III/Nợ xấu theo theo quy mô khoản vay:

Dưới 50 triệu đồng 1.569 10,9 1.435 10,6 1.589 13,0 2.102 15,1 Từ 50 đến dưới 200 triệu 2.678 18,6 2.934 21,7 2.895 23,8 2.781 20,1 Từ 200 triệu trở lên 10.133 70,5 9.142 67,7 7.676 63,2 8.951 64,7

IV/Nợ xấu theo mức độ tín nhiệm:

Có TSBĐ 12.328 85,7 11.690 86,5 10.874 89,4 11.759 85,0 Không có

TSBĐ 2.052 14,3 1.821 13,5 1.286 10,6 2.075 15,0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động năm 2017-2020) Nợ xấu theo thời hạn cho vay: nợ xấu chiếm tỷ trọng chủ yếu là kỳ hạn cho vay ngắn hạn, cả về số tuyệt đối và tỷ lệ và không đều qua các năm. Trong đó cao nhất là năm 2018 chiếm tỷ trọng 85,4% và thấp nhất là năm 2017 chiếm tỷ trọng 76,2%. Tỷ trọng nợ xấu đối với cho vay trung hạn thấp hơn tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn trong tổng dư nợ điều đó cho thấy nợ xấu đối với cho vay trung hạn được kiểm soát tốt hơn và ít phát sinh hơn.

Các lĩnh vực còn lại có tỷ trọng nợ xấu không lớn và mức độ ảnh hưởng không đáng kể đến tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.

Nợ xấu theo đối tượng khách hàng: Chủ yếu tập trung vào nhóm đối tượng khách hàng cá nhân, trong giai đoạn từ năm 2017-2020 chưa phát sinh nợ xấu ở đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

Nợ xấu theo quy mô khoản vay: các khoản nợ xấu chủ yếu có dư nợ dưới 50 triệu đồng, chiếm tỷ trọng gần 11% qua các năm chủ yếu đến từ việc phát hành thẻ tín dụng cho các cơ quan hành chính sự nghiệp, các cá nhân có khoản vay tại ngân hàng, nguyên nhân là do khi phát sinh nợ quá hạn các khoản vay có tài sản đảm bảo nên kéo theo các khoản vay này nhưng tỷ lệ phát sinh không nhiều

Nợ xấu theo mức độ tín nhiệm: nếu xét về mức độ tín nhiệm thì nợ xấu trong cho vay không có TSBĐ chiếm tỷ trọng rất thấp khoảng 15% trong năm 2020 . Chủ yếu cũng đến từ việc phát hành thẻ tín dụng cũng như cho vay các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, các sạp chợ, các tiểu thương mua bán thu nhập không ổn định nếu thị trường thay đổi nên dẫn đến tình trạng nợ quá hạn xảy ra.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN TRỊ rủi RO tín DỤNG tại NGÂN HÀNG TMCP bản VIỆT CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w