b/ Định luật bảo toàn mômen động lượng của hệ chất điểm đối với một trục cố định
4.5. Dòng chảy tầng và dòng chảy rối Số Reynolds
Tồn tại hai chế độ chảy của chất lưu. Chế độ chảy thứ nhất là khi dọc theo
dòng, từng lớp mỏng chất lưu trượt trên các lớp khác, mà không trộn lẫn với
nhau. Chế này được gọi là dòng chảy tầng. Khi trong dòng chảy có sự trộn
lẫn chất lưu của những lớp khác nhau, chế độ chảy được gọi là dòng chảy rối. Chế độ chảy tầng xảy ra khi vận tốc chuyển động của các hạt chất lưu
không lớn lắm. Lớp chất lưu ngoài cùng, tiếp xúc với thành ống, đứng yên. Càng vào trong ống, vận tốc chất lưu càng tăng. Lớp chất lưu chuyển động
dọc trục ống có vận tốc lớn nhất.
Trong chế độ chảy rối, các hạt của chất lưu có thêm thành phần vận tốc,
vuông góc với dòng chảy, do đó chúng có thể chuyển từ lớp này sang lớp
khác. Vận tốc của chúng tăng rất nhanh khi rời xa thành ống, còn sau đó thì
tăng không đáng kể. Vì các hạt chất lưu có thể chuyển từ lớp này sang lớp
khác, nên vận tốc của các lớp khác biệt nhau rất ít.
Tính chất của dòng chảy phụ thuộc vào một đại lượng không thứ nguyên,
Re = Vtbd = d Vtb
Với = / được gọi là hệ số nhớt động học, V là vận tốc trung bình theo tiết diện ống, còn d là kích thước đặc trưng của ống (đường kính ống).
Khi số Reynolds có giá trị nhỏ (Re 1000) dòng chảy theo chế độ chảy tầng.
Khi 1000 Re 2300, dòng chảy chuyển từ chế độ chảy tầng sang chế độ chảy
rối. Khi số Reynolds có giá trị lớn (Re 2300) chế độ chảy của dòng là chảy
Phần 2. NHIỆT HỌC
Nhiệt học nghiên cứu những hệ cấu tạo từ vô vàn những phần tử vô cùng nhỏ - nguyên tử, phân tử, ion. Những hệ này được gọi là những hệ nhiệt động.
Chương 5. Khí lý tưởng 5.1. Các khái niệm