Mô hình CMMI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng phần mền và thử nghiệm đánh giá chất lượng trang thông tin điện tử trường đại học giao thông vận tải (Trang 58 - 62)

Theo Viện kỹ sƣ phần mềm SEI của Mỹ (Software Engineering Institute),

chuẩn CMMI “CMMI là một phương pháp tiếp cận cải tiến quy trình cung cấp cho

các tổ chức với các yếu tố thiết yếu của quá trình mà hiệu quả cuối cùng là cải thiện hiệu suất.” đƣợc mô tả “là một phƣơng pháp tiếp cận cải tiến quy trình cung cấp cho các tổ chức với các yếu tố thiết yếu của quá trình, hiệu quả cuốicùng là cải thiện hiệu suất của họ. CMMI có thể đƣợc dùng để hƣớng dẫn cải tiến quy trình qua một dự án, một bộ phận, hoặc một tổ chức toàn bộ. Nó giúp tích hợp các chức năng riêng biệt theo truyền thống tổ chức, thiết lập mục tiêu cải tiến qui trình và các ƣu tiên, hƣớng dẫn cho các quy trình chất lƣợng, và cung cấp một điểm tham chiếu cho các quy trình thẩm định hiện hành.” CMMI bao gồm những thực tiễn tốt nhất đƣợc tập hợp từ rất nhiều tổ chức phát triển phần mềm khác nhau và chúng đƣợc tổ chức thành 5 mức độ trƣởng thành. Nhƣ vậy có thể nói, CMMI là một bộ khung những chuẩn đề ra cho một tiến trình sản xuất phần mềm hiệu quả, bao gồm việc mô tả các nguyên tắc, các thực tiễn, lịch trình... cho một dự án phần mềm.

CMMI là phiên bản cải thiện từ CMM, đƣợc nghiên cứu và phát triển bởi Viện SEI của Mỹ. CMMI đƣợc tích hợp từ nhiều mô hình khác nhau, phù hợp cho cả những doanh nghiệp phần cứng và tích hợp hệ thống, chứ không chỉ đơn thuần áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất phần mềm nhƣ CMM trƣớc đây. CMMI đƣa ra cụ thể các mô hình khác nhau cho từng mục đích sử dụng có đặc điểm riêng bao gồm:

- CMMI-SW mô hình chỉ dành riêng cho phần mềm.

- CMMI-SE/SW mô hình tích hợp dành cho các hệ thống và kỹ sƣ phần mềm.

- CMMI-SE/SW/IPPD mô hình dành cho các hệ thống, kỹ sƣ phần mềm và việc

tích hợp sản phẩm cùng quá trình phát triển nó.

Hình 2.2: Mô hình CMMI 5 cấp độ trưởng thành

CMMI có năm cấp độ. Các cấp độ thể hiện từng mức trƣởng thành của hệ thống quản lý, quy trình sản xuất và chất lƣợng doanh nghiệp (Mellon, 2006):

Cấp 1 - Initial (Khởi đầu): Quy trình sản xuất phần mềm có đặc điểm tự phát, thành công chỉ dựa vào nỗ lực của cá nhân hoặc tài năng. Đây cũng chính là đặc điểm thƣờng có của các doanh nghiệp nhỏ. Cấp độ 1 là bƣớc khởi đầu của CMMI, mọi doanh nghiệp, công ty phần mềm, các nhóm, cá nhân đều có thể đạt đƣợc. Ở cấp độ

này, doanh nghiệp thƣờng không cung cấp môi trƣờng phát triển ổn định. Thành công của doanh nghiệp quyết định trên năng lực của cá nhân tài năng trong doanh nghiệp và không thuộc các quy trình đã chứng minh. Với cấp độ này, doanh nghiệp thƣờng sản xuất ra sản phẩm phần mềm và dịch vụ; tuy nhiên, họ thƣờng xuyên vƣợt quá dự thảo ngân sách và kế hoạch làm việc của dự án.

Cấp 2 - Repeatable (Lặp lại): Các quy trình quản lý dự án cơ bản đƣợc thiết lập để kiểm soát chi phí, kế hoạch và khối lƣợng hoàn thành. Các nguyên lý về quy trình cơ bản đƣợc hình thành nhằm đạt đƣợc thành công nhƣ những phần mềm tƣơng tự.

Cấp 3 - Defined (Xác lập): Quy trình phần mềm cho các hoạt động quản lý cũng nhƣ sản xuất đƣợc tài liệu hóa, chuẩn hóa và tích hợp vào quy trình phần mềm chuẩn của nhà sản xuất. Các dự án sử dụng quy trình phần mềm hiệu chỉnh đƣợc phê duyệt dựa trên quy trình chuẩn của nhà sản xuất để phát triển và bảo trì sản phẩm phần mềm.

Cấp 4 - Quantitatively Managed (Kiểm soát): Thực hiện đo lƣờng chi tiết quy trình phần mềm và chất lƣợng sản phẩm. Cả quy trình sản xuất và sản phẩm phầm mềm đƣợc kiểm soát theo định lƣợng.

Cấp 5 - Optimizing (Tối ƣu): Quy trình liên tục đƣợc cải tiến dựa trên những ý kiến phản hồi từ việc sử dụng quy trình, thí điểm những ý tƣởng quản lý và công nghệ mới.

Theo SEI, CMMI đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp gia công phần mềm. Các lợi ích đó gồm: doanh nghiệp hoạt động một cách rõ ràng liên kết với mục tiêu kinh doanh; tầm nhìn vào các hoạt động của doanh nghiệp đƣợc tăng lên giúp đảm bảo rằng sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức đáp ứng kỳ vọng của khách hàng; và doanh nghiệp học đƣợc kinh nghiệm thực tế.

Việt Nam áp dụng CMM và CMMI trong lĩnh vực phần mềm

Việt nam có các lợi thế về nhân lực cần cù, chăm chỉ, giá nhân công rẻ, hệ thống giáo dục đƣợc đào tạo bài bản.... Việt Nam hiện là điểm sáng trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp thị và giới thiệu tiềm năng với cộng đồng CNTT

quốc tế, yêu cầu đầu tiên đƣợc phía nuớc ngoài đặt câu hỏi là: Doanh nghiệp CNTT Việt Nam có tốc độ phát triển ra sao? Năng lực thế nào, và đặc biệt là ứng dụng hệ thống quản lý chất lƣợng phần mềm đến đâu?

Về cơ bản, quản lý chất lƣợng phần mềm là vấn đề không mới, nhƣng lại là vấn đề còn yếu của các công ty phần mềm Việt Nam. Một số công ty đã đạt chuẩn quốc tế CMM/CMMI trong nâng cao năng lực và quản lý chất lƣợng phần mềm, song cũng chỉ gói gọn trong vài công ty gia công cho nƣớc ngoài.

Xét đến thời điểm này, chƣa có số liệu chính xác về số lƣợng doanh nghiệp phần mềm đang áp dụng mô hình đánh giá năng lực sản xuất phần mềm CMM/CMMi tại Việt Nam, nhƣng có thể nhắc đến những tên tuổi nhƣ PSV (CMMi mức 5: 2005), GCS (CMMi mức 4: 2006), FPT Software (CMM mức 5: 2004) và SilkRoad (CMM mức 3).

Công ty FPT Phần mềm (FSoft) vừa trở thành công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM 5 (Capability Maturity Model) - mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển phần mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp.

2.7. Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 đã nêu các tiêu chí đánh giá phần mềm bao gồm: Tiêu chí chức năng, tiêu chí độ tin cậy, tiêu chí khả dụng, tiêu chí hiệu quả, tiêu chí bảo trì đƣợc và tiêu chí khả dụng. Đồng thời chƣơng 2 còn trình bày tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng phần mềm, phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm theo 3 phép đánh giá: Phép đánh giá trong, Phép đánh giá ngoài và đánh giá chất lƣợng sử dụng. Quy trình đánh giá phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng phần mềm sử dụng và quy trình đánh giá chất lƣợng website. Các nội dung này làm cơ sở xây dụng các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng cổng thông tin điện tử Trƣờng Đại học Công nghệ GTVT đƣợc trình bày trong chƣơng 3.

Chƣơng 3: THỬ NGHIỆM ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG WEBSITE TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG

VẬN TẢI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chất lượng phần mền và thử nghiệm đánh giá chất lượng trang thông tin điện tử trường đại học giao thông vận tải (Trang 58 - 62)