V, X, Y, Z, ZA,ZB, ZC.
5. Đồng hồ so.
5.1. Công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ so. 5.1.1. Công dụng: 5.1.1. Công dụng:
Được dùng nhiều trong việc kiểm tra sai lệch hình dạng hình học của chi tiết gia công như độ côn, độ cong, độ ôvan vv... đồng thời có thể kiểm tra vị trí tương đối giữa các chi tiết lắp ghép với nhau hoặc giữa các mặt trên chi tiết như độ song song, độ vuông góc, độ đảo, độ không đồng trục vv...
Đồng hồ so được dùng trong việc kiểm tra hàng loạt khi kiểm tra kích thước chi tiét bằng phương pháp so sánh.
5.1.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc :
Đồng hồ so được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển động của thanh răng và bánh răng, Trong đó chuyển động lên xuống của thanh đo được truyền qua hệ thống bánh răng làm quay kim đồng hồ ở trên mặt số.
1- Mặt số đo phần nguyên (mm) 8 - Lò xo
2- Mặt số đo phần thập phân. 9- Bánh răng trục kim 4
3- Cữ dung sai. 10- Bánh răng
4- Kim chỉ phần thập phân. 11- Trục kim chỉ phần nguyên
91
5- Ống bạc. 12- Bánh răng trung gian
6- Thanh đo. 13- Trục răng.
7- Cữ chặn
Hệ thống truyền động của đồng hồ được đặt trong thân, nắp đồng hồ có thể quay được cùng với mặt số lớn 3 để điều chỉnh mặt số khi cần thiết.
Mặt số lớn (mặt số đo phần thập phân) của đồng hồ chia ra làm 100 vạch, thường giá trị mỗi vạch là 0,01mm, nghĩa là khi thanh răng dịch chuyển lên xuống một đoạn 0,01mm thì kim lớn quay đi một vạch. Khi kim lớn quay hết một vòng (100 vạch) thì thanh di chuyển một đoạn L = 0,01 x 100 = 1 mm lúc đó kim nhỏ trên mặt số quay phần nguyên mm quay đi một vạch. Vậy giá trị mỗi vạch trên mặt số nhỏ là 1mm Thanh răng có lắp đầu đo. Thanh đo số xuyên qua thân đồng hồ và dịch chuyển lên xuống trong ống dẫn hướng .
Đối với loại đồng hồ hoạt động theo nguyên tắc này thì phạm vi đo thường nhỏ 0-2, 0-5, 0-10 mm
Để mở rộng phạm vi đo người ta thay đổi kết cấu lò xo tạo áp lực đo để phạm vi đo của đồng hồ có thể đạt 0-50, 0-100 mm
5.2. Sử dụng và bảo quản 5.2.1. Cách sử dụng 5.2.1. Cách sử dụng
92 Khi sử dụng đồng hồ so, trước hết gá đồng hồ lên giá đỡ vạn năng hoặc lên phụ kiện riêng, sau đó tuỳ theo từng trường hợp sử dụng mà điều chỉnh cho đầu đo tiếp xúc với vật cần kiểm tra.
Điều chỉnh mặt số lớn của kim chỉ đúng vị trí số 0. Di chuyển đồng hồ so cho đầu đo của đầu đo tiếp xúc suốt trên mặt chi tiết cần kiểm tra, vừa di chuyển đồng hồ vừa theo dõi chuyển động của kim. Kim đồng hồ quay bao nhiêu vạch tức thanh đo đã di chuyển bấy nhiêu phần trăm milimét.
Từ đó ta suy ra độ sai của vật cần kiểm tra
Đồng hồ đo lỗ về nguyên lý cấu tạo tương tự giống đồng hồ đo ngoài. Nhưng ở đồng hồ đo lỗ có hai đầu đo, một đầu cố định, một đầu di động, ngoài ra đầu đo còn có cơ cấu định tâm để xác định cho đồng hồ đo đúng vị trí đường kính lỗ.
Trước khi đo phải điều chỉnh đồng hồ theo kích thước đúng của lỗ. Sau đó điều chỉnh cho kim về vị trí vạch số 0. Khi đó phải đưa đồng hồ qua lại trong mặt phẳng đi qua đường tâm hai đầu đo và theo dõi chuyển động của kim.
93 5.2.2. Cách bảo quản
Đồng hồ so là loại dụng cụ đo có độ chính xác cao. Vì vậy trong quá trình sử dụng, cần hết sức nhẹ nhàng, tránh va đập.
Giữ không để xước hoặc dập vỡ mặt đồng hồ.
Không nên dùng tay ấn vào đầu đo làm cho thanh đo di chuyển mạnh.
Đồng hồ so phải luôn được ga ở trên giá, khi sử dụng xong phải đặt đồng hồ vào đúng vị trí ở trong hộp.
Không để đồng hồ so ở chỗ ẩm.
Không có nhiệm vụ sửa chữa tuyệt đối không tháo các nắp của đồng hồ so ra. 6. Dụng cụ đo góc.
6.1. Góc mẫu
Góc mẫu dùng để đo, kiểm tra góc, chia khắc vạch trên các dụng cụ đo góc, kiểm tra các calíp đo góc.
Góc mẫu là những khối thép được chế tạo chính xác theo hai loại: - Loại hình tam giác có một góc đo
- Loại hình tứ giác có 4 góc đo
Trị số đo của các góc cách nhau 10, cách nhau 10’, cách nhau 1’ và có góc mẫu
trong đó một góc bằng 100,00’,30’’.
Góc mẫu chế tạo thành từng bộ: 94 miếng, 36 miếng, 19 miếng và 5 miếng Khi dùng góc mẫu, có thể dùng từng miếng riêng hoặc có thể ghép nhiều miếng
lại với nhau bằng những dụng cụ kẹp. Phạm vi đo của góc mẫu từ 100 đến 3500( cách
nhau 30’’).
94 Phương pháp chọn góc mẫu tương tự như phương pháp chọn căn mẫu.
Khi đo, đặt góc mẫu sát vào cạnh góc cần kiểm tra, sau đó đưa lên ngang tầm mắt nhìn khe sáng giữa hai mặt tiếp xúc giữa góc mẫu và vật đo, nếu khe sáng đều thì góc của vật đo đúng với góc mẫu.
Góc mẫu được chế tạo theo hai cấp chính xác. Góc mẫu chính xác cấp 1 cho
phép dung sai của góc là ± 10’’. Góc mẫu chính xác cấp 2 cho phép dung sai của góc là
± 30’’. Độ thẳng của các mặt đo của góc mẫu cho phép sai lệch 0,3µm trên chiều dài
các cạnh. 6.2. Ke
Ke dùng để kiểm tra góc vuông, dùng trong việc vạch dấu, kiểm tra các mặt phẳng, kiểm tra vị trí tương đối của các chi tiết khi lắp ráp, kiểm tra độ chính xác của máy.
Trong chế tạo cơ khí thường dùng ke 900 và ke 1200
Hình 3.19. Dụng cụ ghép các góc mẫu
95 H B H B
Ke được chế tạo từ thép các bon dụng cụ Y8 hoặc thép hợp kim dụng cụ X. Khi dùng ke kiểm tra góc vuông, ta áp một cạnh của ke sát với mặt góc vuông của vật; đưa cả vật và ke lên ngang tầm mắt, nhìn khe sáng giữa cạnh kia của ke và mặt vuông góc của vật. Nếu khe sáng giữa cạnh ke và mặt phẳng đều thì góc của vật bằng góc của ke. Nếu khe sáng lớn dần ra phía ngoài thì góc của vật nhỏ hơn góc của ke và ngược lại