Nhám bề mặt

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT SỐ GIỜ: 40 NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ ( Lưu hành nội bộ) (Trang 37 - 38)

V, X, Y, Z, ZA,ZB, ZC.

g. Sai lệch về độ đối xứng

3.3. Nhám bề mặt

3.3.1. Khái niệm.

Bề mặt của chi tiết sau khi gia công không bằng phẳng một cách lý tưởng mà tồn tại những nhấp nhô. Những nhấp nhô này là kết quả của quá trình biến dạng dẻo của bề mặt chi tiết sau khi cắt gọt lớp kim loại do vết lưỡi cắt để lại trên bề mặt của chi tiết gia công, là ảnh hưởng của rung động khi cắt, do tính chất của vật liệu gia công, do chế độ cắt, các thông số dụng cụ cắt, do dung dịch trơn nguội và nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên sự không bằng phẳng này có những bước khác nhau và độ lớn khác

Bề mặt danh nghĩa Prôfin danh nghĩa

Hình 1.31. Độ đảo mặt mút toàn phần

Hình 1.32. Sai lệch hình dạng và Prôfin

38 nhau. Những nhấp nhô đó không phải đều thuộc về nhám bề mặt mà tuỳ thuộc theo độ lớn của các nhấp nhô người ta phân ra làm ba dạng sai số:

Dạng 1: Độ không phẳng bề mặt( sai lệch hình dạng) Dạng 2: Độ sóng bề mặt

Dạng 3: Nhám bề mặt

Người ta còn xác định bước sóng và tỷ lệ các bước sóng đó với chiều cao nhấp nhô phù hợp với từng loại sai số.

- Loại nhấp nhô có chiều cao h1 là độ không phẳng bề mặt nó thuộc về

sai số hình dáng.

- Loại nhấp nhô có chiều cao h2 là độ sóng bề mặt.

- Loại nhấp nhô có chiều cao h3 là độ nhám bề mặt.

Người ta dựa vào tỷ số giữa bước nhấp nhô l và chiều cao nhấp nhô h 50  h l : sai số thuộc về độ nhám bề mặt 100  h l : sai số thuộc về độ sóng bề mặt 1000  h l

: sai số thuộc về độ không phẳng bề mặt

Vậy nhám bề mặt là những nhấp nhô tế vi có bước và chiều cao nhấp nhô nhỏ, nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng bảo vệ và độ bền của các chi tiết máy. Hay nhám là mức độ cao thấp của các nhấp nhô xét trong một phạm vi hẹp của bề mặt gia công.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT SỐ GIỜ: 40 NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ ( Lưu hành nội bộ) (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)