Panme đo sâu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT SỐ GIỜ: 40 NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ ( Lưu hành nội bộ) (Trang 88 - 90)

V, X, Y, Z, ZA,ZB, ZC.

3.Thước cặp 3.1 Thước cặp.

4.2.3. Panme đo sâu

Panme đo sâu dùng để đo chính xác chiều sâu các rãnh, lỗ bậc và bậc thang. Cấu tạo của panme đo sâu cơ bản giống panme đo ngoài. Chỉ khác thân 1 thay bằng cần ngang có mặt đáy phẳng để đo.

Panme đo sâu có những đầu đo thay đổi được để đo các độ sâu khác nhau: 0-25; 25-50; 50- 75; 75-100 mm

89 Khi sử dụng, đặt thanh ngang lên mặt rãnh hoặc bậc, vặn núm cho đầu đo tiếp xúc với đáy rãnh.

Cách đọc trị số giống như đọc trên panme đo ngoài nhưng cần chú ý là số ghi trên các ống trong và ống ngoài đều ngược chiều so với số ghi trên panme đo ngoài.

4.3. Bảo quản.

Không được dùng panme đo khi vật đang quay, không đo các mặt thô, bẩn. Không vặn trực tiếp ống 6 để mỏ đo ép vào vật đo, vì khi mỏ đo đã tiếp xúc với vật đo, nếu ta vặn ống 6 dễ làm cho vít và đai ốc bị hỏng ren.

Trừ trường hợp cần thiết, không nên lấy thước ra khỏi vị trí đo mới đọc để giảm bớt ma sát giữa mặt của đầu đo với vật đo.

Các mặt đo của thước cần được giữ gìn cẩn thận, tránh để rỉ và bị bụi cát hoặc phôi kim loại mài mòn. Cần tránh những va chạm làm sây sát hoặc biến dạng mỏ đo. Trước khi đo, phải lau sạch vật đo và mỏ đo của panme.

Khi dùng xong phải lau chùi panme bằng rẻ sạch và bôi dầu mỡ (nhất là hai mỏ đo), nên xiết đai ốc số 5 để cố định mỏ đo động và đặt panme vào đúng vị trí trong

Hình 3.13. Pan me đo sâu

Hình 3.14. Sử dụng panme đo độ sâu

90 hộp. Nếu dùng lâu ngày ren của vít và đai ốc của panme bị mòn làm panme kém chính xác

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT SỐ GIỜ: 40 NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ ( Lưu hành nội bộ) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)