Cách sử dụng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT SỐ GIỜ: 40 NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ ( Lưu hành nội bộ) (Trang 81 - 85)

V, X, Y, Z, ZA,ZB, ZC.

3.Thước cặp 3.1 Thước cặp.

3.1.4. Cách sử dụng

+ Cách đọc trị số trên thước cặp:

Khi đo, nếu vạch "0" của du xích trùng với vạch nào đó trên thân thước chính thì vạch này chỉ kích thước phân nguyên của mm của vật cần đo. Nếu vạch 0 của du xích nằm ở vị trí nào trong khoảng chạy giữa 2 vạch của

thước chính, lấy giá trị vạch nằm phía bên trái vạch 0 của du xích trên thân thước

82 Xem vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính ta đọc được phần lẻ của kích thước theo vạch đó của du xích (tại vị trí trùng nhau) bằng cách lấy giá trị của vạch đó nhân với đội chính xác của thước.

Kích thước đo xác định theo biểu thức sau:

L = m + k

n a

Ví dụ 1: Kích thước đo được là:

m - vạch số 23 trên thước chính

a = 1 mm, n = 10, k – vạch thứ 5 trên du xích trùng với vạch chia trên

thân thước chính  23,5( ) 10 1 5 23 mm n a k m L     Ví dụ 2: + Cách đo:

Trước khi đo cần kiêm tra xem thước có chính xác không. Thước chính xác khi hai mỏ đo của thước khít vào nhau thì vạch 0 của du xích trùng với vạch không của thước chính.

Khi đo giữ cho hai mặt phẳng thước song song với kích thước cần đo, đẩy nhẹ mỏ động vào gần sát vật đo, vặn vít hãm con trượt với thước chính, vặn đai ốc điều chỉnh từ từ cho mỏ động tiếp xúc với.

Cần chú ý:

Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không, có ba via không, khi đo trên tiết diện tròn phải đo theo hai chiều, đo trên chiều dài phải đo ở ba vị trí thì kết quả đo mới chính xác

Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo mới đọc trị số, thì vặn vít hãm khung trượt với thân thước chính.

83 Khi đo kích thước bên trong (chiều rộng rãnh, đường kính lỗ...) tuy theo cấu tạo của mỏ đo mà cộng thêm kích thước của hai mỏ đo vào trị số đọc trên thước (thường kích thước của hai mỏ đo a = 10mm). Phải đặt hai mỏ thước đúng vị trí đường kính lỗ và cũng đo theo hai chiều

+ Thước cặp đồng hồ: kim chỉ thị của đồng hồ trên bảng chia có giá trị chia đến 0,01mm.

+ Thước cặp hiện số kiểu điện tử: loại thước này có gắn với các bộ phận xử ký điện tử để cho ngay kết quả chính xác tới 0,01mm

Hình 3.6. Thước cặp sử dụng đồng hồ hiện giá trị đo

Hình 3.7. Thước cặp sử dụng đồng hồ điện tử hiện giá trị đo

84 3.2. Thước đo sâu, đo cao.

Thước đo chiều sâu và thước đo chiều cao cũng là loại thước có du xích về cấu tạo cơ bản giống thước cặp, chỉ khác không có mỏ đo cố định. Mỏ động của thước đo sâu là một thanh ngang. Ở thước đo chiều cao, mỏ động có thể lắp được mũi đo hoặc mũi vạch dấu, thước chính được lắp cố định ở trên một đế ngang.

Thước đo sâu chuyên dùng đo chiều sâu của các lỗ bậc, rãnh hoặc độ cao các bậc trên chi tiết.

Thước đo sâu có nhiều cỡ với các giới hạn đo 100; 150; 200; 300; 400 và 500mm.

Thước đo chiều cao thường dùng làm dụng cụ vạch dấu. Thước đo chiều cao có nhiều cỡ: 200; 300; 500; 800; và 1000mm.

Cách sử dụng của thước đo sâu và thước đo cao cũng tương tự như thước cặp. 3.3.Cách bảo quản.

Không được dùng thước để đo khi vật đang quay, không đo các mặt thô, bẩn. Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật cần đo, làm như vậy kích thước đo được không chính xác và thước bị biến dạng.

Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo để mỏ thước đỡ bị mòn.

Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác lên thước

Luôn giữ thước không để bụi bẩn bám vào, nhất là bụi mài, phoi gang, dung dịch tưới.

85 Hàng ngày hết ca làm việc, phải lau chùi thước bằng rẻ sạch và bôi dầu mỡ. 4. Pan me.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH DUNG SAI LẮP GHÉP VÀ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT SỐ GIỜ: 40 NGHỀ: CÔNG NGHỆ ÔTÔ ( Lưu hành nội bộ) (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)