.Y học hiện đại cai nghiện thuốc lá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 26 - 28)

Để hỗ trợ người nghiện thuốc lá có thể cai nghiện thành công, các chuyên gia y học đưa ra một số phương pháp sau:

* Tư vấn cai nghiện thuốc lá gồm 2 thành phần là tư vấn ngắn và tư vấn chuyên sâu, cơ sở dựa trên chu trình chuyển đổi hành vi hút thuốc lá Proschaska.

* Liệu pháp thay thế nicotin: giúp người nghiện cai thuốc giảm dần

sự lệ thuộc vào nicotin. Nicotin được đưa vào có thể với liều giảm dần theo thời gian từ một đến hai tháng và ngừng hẳn. Khi có thể không còn lệ thuộc vào nicotin thì nhu cầu hút thuốc sẽ hết, các phương pháp đã được sử dụng cai thuốc lá bằng giảm liều nicotin:

- Miếng dán nicotin. - Kẹo cao su nicotin. - Viên ngậm nicotin. * Một số thuốc khác:

Bupropion:Bupropion tác dụng cai nghiện qua hai cơ chế : tác dụng

lên hóa chất trung gian dẫn truyền thần kinh và tác dụng trực tiếp tại thụ thể nicotine

Bupropion ức chế tái hấp thu chọn lọc dopamin và noradrenaline tại khe khớp thần kinh làm nồng độ của chúng không bị giảm quá nhiều khi cai nghiện thuốc lá [22].

Bupropion có khả năng cạnh tranh trực tiếp với nicotine tại thụ thể làm nicotine không gắn kết tốt với thụ thể khi hút thuốc lá như trước nữa. Kết quả, các cảm giác dễ chịu khi hút thuốc lá (củng cố dương tính) giảm đi. Nhờ cơ chế này, bupropion đã vô hiệu hóa được củng cố dương tính của hút thuốc lá[22][23].

Varenicline:

Varenicline kích thích một phần thụ thể nicotine nên chỉ kích thích phóng thích vừa phải dopamin nên không đủ tạo củng cố dương tính. Bệnh nhân dùng varenicline cai nghiện thuốc lá không thể trở nên nghiện varenicline được[24].

Có thể kết hợp 2 loại thuốc để tăng tác dụng điều trị

* Liệu pháp Laser: Dùng tia laser lạnh tác động vào có thể người nghiện thuốc lá. Tia laser kích thích có thể sản xuất endorphin nội sinh làm cho người nghiện giảm các triệu chứng bồn chồn, khó chịu, mạch nhanh do thiếu hụt nicotin gây nên.Liệu pháp này không gây tác dụng phụ.

* Liệu pháp châm cứu: dùng kim châm cứu một số huyệt trên kinh thận, phế, tâm nhằm điều hòa âm dương, khí huyết. Theo GS. Nguyễn Tài Thu châm cứu có tác dụng kích thích có thể sản xuất endorphin nội sinh có tác dụng cai nghiện thuốc lá và cai nghiện ma túy.

Trong nghiên cứu này chúng tôi lựa chọn phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng để hỗ trợ điều trị cai nghiện thuốc lá cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)