Đánh giá dựa trên thang điểm MPSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 85 - 86)

Các triệu chứng của hội chứng cai trong tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện thuốc lá DSM IV (1994) gồm chán nản, lo âu, dễ nổi giận, bồn chồn, cảm thấy đói (thèm ăn) và/ hoặc tăng cân, khó tập trung, khó ngủ về đêm và giảm nhịp tim. Cảm giác thèm hút thuốc lá tuy không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện thuốc lá nhưng là một triệu chứng quan trọng được theo dõi. Ngoài ra một vài nghiên cứu còn chỉ ra các triệu chứng khác thường xuất hiện sau khi bỏ thuốc như táo bón, các triệu chứng cảm cúm (ho, đau rát họng, chảy nước mũi, sốt, đau đầu, đau mỏi cơ), loét miệng. Các thử nghiệm lâm sàng về cai thuốc lá hiện nay đều quan tâm và sử dụng các triệu chứng này để đánh giá hiệu quả điều trị do việc làm giảm mức độ thèm thuốc và các triệu chứng trong hội chứng cai sẽ làm tăng khả năng cai thuốc lá thành công [51]

Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thang điểm MPSS để theo dõi các đối tượng nghiên cứu trước và sau điều trị. MPSS gồm 12 triệu chứng được đánh giá và cho điểm tương ứng với các mức độ từ không có đến có rất nhiều, kết quả dựa vào tổng điểm trước và sau khi cai. Bảng 3.4 cho thấy áp

dụng phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh trong điều trị cai nghiện thuốc lá có tác dụng cải thiện tốt các triệu chứng lâm sàng của hội chứng cai theo thang điểm MPSS. Kết quả cải thiện các triệu chứng này đạt tỷ lệ 56.7% tốt, 20% khá, 16.7% trung bình và 6.7% kém.

So sánh giữa 2 nhóm nghiên cứu và chứng ta thấy kết quả điều trị theo thang điểm MPSS của nhóm nghiên cứu cao hơn so với nhóm chứng, kết quả điều trị dựa theo thang MPSS của nhóm chứng là 30% tốt, 33.3% khá, 10% trung bình và 26.7% kém (p < 0.05). Rào cản lớn trong cai nghiện thuốc lá là khi ngừng hút thuốc, nồng độ nicotin trong cơ thể giảm bệnh nhân phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai, sự cải thiện các triệu chứng của hội chứng cai là mục tiêu chính của nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh, đó cũng là điểm quan trọng để giúp bệnh nhân đạt kết quả tốt trong quá trình cai nghiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 85 - 86)