Nghiên cứu về nhĩ châm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 39 - 40)

Nghiên cứu của khoa Y tế công cộng, bệnh viện Nhân dân số 4 Tế Nam, Sơn Đông trên 53 trường hợp nghiện thuốc lá tại Nga sử dụng các điểm Tuyến thượng thận, Dạ dày, Tim, Nội tiết, Gan cùng một số huyệt toàn thân điều trị cai nghiện thuốc lá sau 4 liệu trình đạt kết quả khả quan với 36 tốt, 12 khá và 5 trường hợp không đạt[36].

Một nghiên cứu của NR Waite,JB Clough được đăng trên tạp chí Bristish Journal of General Practice năm 1998 với thử nghiệm mù đơn so sánh giữa 2 nhóm, một nhóm sử dụng nhĩ châm và một nhóm sử dụng giả

dược kết quả cho thấy nhóm được sử dụng nhĩ châm có hiệu quả rõ rệt trong điêu trị cai nghiện thuốc lá hơn so với nhóm dùng giả dược[37].

Tăng Khánh Hồng (2009) đã sử dụng kết hợp nhĩ châm (vùng vỏ thượng thận, nội tiết, giao cảm) cùng các huyệt toàn thân (Bách hội, Tứ thần thông, Thần môn) và trong 7 ngày thấy cai thuốc lá đạt 87% tốt[38].

Tô Minh Lan, Trương Quang Anh thuộc bệnh viện Miên Dương số 3 Trung Quốc điều trị cai nghiện thuốc lá cho 27 bệnh nhân bằng phương pháp nhĩ châm kết hợp điều trị tâm lý với kết quả khả quan với 11 trường hợp khỏi, 14 trường hợp cải thiện, 2 trường hợp không kết quả, tỉ lệ hiệu quả 92,6%. Quan sát sau 1 năm điều trị không một ai trong số người điều trị khỏi tái nghiện[39].

Châu Bằng Phi (2003) châm huyệt Liệt khuyết 2 bên, mỗi lần 20 phút, một lần 1 ngày trong 5 ngày, nghỉ 2 ngày, tổng liệu trình điều trị trong 4 tuần cho kết quả tỷ lệ cai thuốc lá thành công đạt 96,9% [40].

Hoàng Đổng Minh (2007) cho rằng nghiện thuốc lá liên quan đến các tạng tỳ, phế, tâm và đưa ra phương pháp cai nghiện thuốc lá bằng châm cứu kết hợp với một trong các phương thuốc: tuyên phế hóa đàm, hoặc thư cân giải uất, bổ tâm tỳ, hoặc thanh nhiệt thư can, tuyên phế hóa đàm trong 7 ngày cho kết quả cai thuốc rất tốt [41].

Tại Việt Nam năm 2017 Trần Thái Hà, Trương Thị Xuân Hòa, Đào Hữu Minh, cùng cộng sự, tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương đã điều trị cai nghiện thuốc lá cho 41 bệnh nhân bằng phương pháp nhĩ áp kết hợp tư vấn cai nghiện thuốc lá trong 28 ngày đạt kết quả 63,4% khá tốt[8].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)