Các huyệt sử dụng trong nghiên cứu và luyện thở dưỡng sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 91 - 94)

Nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh có tác dụng làm thay đổi mùi vị của thuốc lá và cải thiện các triệu chứng của hội chứng cai gây ra.

Do vậy về nhĩ áp, chúng tôi sử dụng các huyệt:

Thần môn nằm tại hố tam giác của tai, chủ yếu nhận sự chi phối từ phân nhánh tai trán của nhánh thần kinh hàm dưới thuộc dây thần kinh sinh ba (dây V), tác động vào huyệt có tác dụng hưng phấn hệ phó giao cảm. Huyệt

thần môn còn là huyệt trọng yếu để gây tê, giảm đau, có thể làm cho lượng endorphin (chất giảm đau tự nhiên) tăng cao, làm tiêu trừ hoặc ngăn chặn sự phụ thuộc nicotin của cơ thể, điều trị kiên trì có tể tích lũy và tăng cường sự ngăn chặn này, từ đó đạt được hiệu quả là cai được thuốc lá.

Dưới vỏ có hiệu quả trấn tĩnh an thần, có thể điều tiết chức năng của vỏ não, có tác dụng ức chế đối với cảm giác hưng phấn của vỏ não khi hút thuốc, uống rượu.

Phế nằm tại phần phía trên của vùng lỗ tai ngoài, nhận sự chi phối của thần kinh tai lớn và thần kinh chẩm bé, vùng ngay sau lưng của huyệt lại nhận sự chi phối của nhánh tai của thần kinh lang thang (dây X), có tác dụng điều lí phế khí làm ức chế phản xạ có điều kiện là hút thuốc đã hình thành trước đây.

Tỳ vị là gốc của hậu thiên, lấy huyệt vị có thể làm cường kiện tỳ vị, tăng cường khả năng miễn dịch của cở thể, đồng thời điều trị triệu chứng thèm ăn, tăng cân của hội chứng cai.

Giao cảm có thể điều tiết chức năng của thần kinh thực vật, cải thiện sự rối loạn chức năng của thần kinh thực vật, phối hợp với Miệng có thể làm giảm lui và giải trừ cảm giác lợm giọng buồn nôn, phối hợp với huyệt Phế để ức chế thói quen hút thuốc.

Tâm có tác dụng điều chỉnh các rối loạn công năng của tạng Tâm, định

chí, an thần, làm giảm triệu chứng cáu gắt, khó chịu hay mất ngủ khi cai nghiện thuốc lá.

Thận tác dụng toàn thân, tăng cường yếu tố tiên thiên đồng thời điều trị các rối loạn công năng của tạng Thận gây ra các triệu chứng như suy giảm tinh trùng, sinh lý kém...

Về luyện thở dưỡng sinh:

Bệnh nhân hút thuốc lá thường có triệu chứng về đường hô hấp như ho, rát họng lâu ngày có thể gây tình trạng khó thở. Nguyên nhân khó thở là do đường dẫn khí bị tác động của khói thuốc nên có tình trạng viêm mạn tính gây

chít hẹp ảnh hưởng đến thông khí hô hấp. Thông khí hô hấp giảm thì luyện thở là phương pháp rất tốt để hỗ trợ điều trị. Phân tích các thì thở trong Luyện thở dưỡng sinh với thì hít vào đều sâu tối đa, ngực nở bụng căng, cơ hô hấp lúc này được hoạt động với biên độ lớn, có tác dụng tăng cường hoạt động của mô phổi, giúp cho sự thông khí phổi được dễ dàng, làm tăng lưu lượng thở và trao đổi khí. Ngoài ra áp suất dương ở bụng và âm ở phổi, máu chạy về tim dễ dàng. Thì thứ 2 là giữ hơi cơ hoành và lồng ngực đều co thắt tối đa kết hợp giơ chân giao động, lúc này các ống phế quản và phế nang đều căng ra sau khi hít vào sâu lại được giữ hơi giúp đường dẫn khí được thông và thời gian trao đổi oxi ở phế nang được kéo dài, ngoài ra giữ hơi kết hợp giơ chân giao động là thêm một bước tập vận động cho hầu hết các cơ hô hấp trong đó chủ yếu là cơ hoành và các cơ vùng ngực bụng. Thì thứ 3 là thở ra từ từ thoải mái, tự nhiên, luồng khí đã được trao đổi được thoát ra từ từ, và thời gian kéo dài có thể giảm bớt lượng khí cặn trong phổi. Thì thứ 4 giúp điều hòa, cơ thể được thả lỏng, nghỉ ngơi để sẵn sàng chuẩn bị cho thì thở tiếp theo.

Khi hút thuốc và cai thuốc lá ngoài những triệu chứng về hô hấp (Phế) người bệnh còn phải đối mặt các triệu chứng của hội chứng cai như: lo lắng, cáu gắt, hồi hộp, mất tập trung, mất ngủ, đắng miệng, khô miệng, thèm thuốc…Theo lý luận y học cổ truyền bệnh tật sinh ra do sự mất cân bằng về âm dương, khí huyết trong cơ thể vì vậy có thể thấy những triệu chứng này là nguyên nhân của sự mất cân bằng đó mà ra. Cụ thể đó là sự rối loạn của các tạng phủ trong cơ thể như Tâm, Can, Tỳ, Thận... Như vậy nếu muốn làm giảm các triệu chứng này cần phải lập lại cân bằng âm dương của tạng phủ. Luyện thở trong phương pháp dưỡng sinh Nguyễn Văn Hưởng chú trọng vào luyện thở cơ hoành, tác dụng xoa bóp nội tạng, cách thở bốn thì có hai thì dương hai thì âm, có kê mông và giơ chân giao động chủ yếu có tác dụng để luyện tổng hợp về thần kinh, chủ động về ức chế và hưng phấn, luyện sự linh hoạt thay đổi giữa hai quá trình, chủ động về cảm xúc[34], luyện thở là điều khí, hơi thở

là khí, khí hành thì huyết vận, Can được điều hòa thì giảm cái gắt khó chịu… Chức năng tạng Thận được cải thiện giảm triệu chứng mất ngủ có nguyên nhân tại Thận, giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm lo lắng..Tâm được an định thì ngủ tốt hơn, giảm hồi hộp trống ngực, căng thẳng… Tỳ vận hóa tốt giảm các triệu chứng đắng miệng, khô miệng, buồn nôn, thèm thuốc... Vì vậy mà kết hợp cách thở bốn thì có hai thì dương hai thì âm, có kê mông và giơ chân giao động để tăng tăng hiệu quả điều trị của nhĩ áp, hỗ trợ nhĩ áp trong điều trị các triệu chứng do hội chứng cai gây ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 91 - 94)