Kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 83 - 85)

4.2.1. Sự cải thiện các triệu chứng của hội chứng cai

Kết quả bảng 3.3 biểu thị các triệu chứng của hội chứng cai được theo dõi ở các mốc thời gian khác nhau. Các triệu chứng này xuất hiện nhiều nhất vào ngày đầu và ngày thứ 7 sau khi cai thuốc lá, các triệu chứng thường gặp nhất là: thèm thuốc, lo lắng, căng thẳng, cáu gắt, giảm tập trung, mất ngủ, tăng cân...., khi áp dụng phương pháp cai thiệp các triệu chứng cai bắt đầu giảm từ ngày thứ 14 và giảm mạnh vào ngày thứ 21. Ngày đầu khi cai nghiện thuốc lá hầu như bệnh nhân nào cũng phải đối mặt với triệu chứng chính là thèm thuốc tỉ lệ này chiếm tới 83.3% ở nhóm nghiên cứu, 80% ở nhóm chứng,

cùng với các triệu chứng lo lắng chiếm 20% ở nhóm nghiên cứu, 26.6% ở nhóm chứng, căng thẳng chiếm 36.6% ở nhóm nghiên cứu, 33.3% ở nhóm chứng, cáu gắt đều chiếm 16.6% ở nhóm nghiên cứu và nhóm chứng, giảm tập trung chiếm 30% ở nhóm nghiên cứu, 36.6% ở nhóm chứng, mất ngủ chiếm 13.3% ở nhóm nghiên cứu, 6.67% ở nhóm chứng, chỉ có 1 bệnh nhân ở nhóm nghiên cứu xuất hiện đau đầu tương đương với tỉ lệ 3.33%, ngoài ra còn 1 số triệu chứng khác như ho, ngứa họng cũng chiếm 1 tỉ lệ nhỏ ở hai nhóm. Sau 7 ngày điều trị, đây là thời kỳ khó khăn nhất của người cai, nồng độ nicotin trong máu bắt đầu giảm xuống, các triệu chứng khó chịu của hội chứng cai bắt đầu biểu hiện nhiều hơn nhất là triệu chứng thèm thuốc tăng gần 100% ở cả hai nhóm, giảm tâp trung tăng lên 40% ở nhóm nghiên cứu, 36.6% ở nhóm chứng, căng thẳng tăng 43.3% ở nhóm nghiên cứu. Các triệu chứng khác cũng có sự thay đổi khác nhau giữa hai nhóm như triệu chứng mất ngủ đã cải thiện ở nhóm nhĩ áp có kết hợp luyện thở dưỡng sinh giảm từ 4 xuống còn 2 bệnh nhân, còn ở nhóm chỉ dùng phương pháp nhĩ áp từ 2 bệnh nhân mất ngủ tăng đến 3 bệnh nhân…...ngoài ra đến ngày thứ 7 đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng tăng cân, ở người cai nghiện thuốc lá nguyên nhân tăng cân thường do nicotin làm tăng trao đổi chất, giảm thèm ăn….vì vậy khi cai nghiện sẽ khiên cơ thể tốn ít calo hơn, ăn ngon miệng hơn dẫn đến việc tăng cân. Từ sau ngày thứ 14, người cai nghiện bắt đầu quen dần với sự sụt giảm nồng độ nicotin trong máu khi áp dụng phương pháp cai thiệp thì các triệu chứng cai bắt đầu giảm ở cả hai nhóm, đến ngày thứ 28 thì các triệu chứng giảm rõ rệt: tỉ lệ thềm thuốc ở nhóm nghiên cứu còn 26.6%, nhóm chứng là 33.3%, căng thẳng còn 3.3% ở nhóm chứng, mất ngủ còn 3.3% ở nhóm chứng, giảm tập trung và tăng cân còn 6.67% ở cả 2 nhóm, các triệu chứng khác như cáu gắt, lo lắng, đau đàu, ho, ngứa họng không còn.

So sánh với nhóm chứng, khi áp dụng 2 phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh thì tỷ lệ xuất hiện hội chứng cai thấp hơn và hiệu quả

làm giảm các triệu chứng của hội chứng cai cũng cao hơn. Cụ thể, ngày đầu tiên cai nghiện tổng số triệu chứng cai của hội chứng là 65 triệu chứng đối với nhóm nghiên cứu và 63 triệu chứng đối với nhóm chứng, sau 14 ngày ở nhóm nghiên cứu tỷ lệ này xuống còn 23 triệu chứng và sau 28 ngày chỉ còn 12 triệu chứng; ở nhóm chứng, sau 14 ngày chỉ số này là 35 triệu chứng và sau 28 ngày là 16 triệu chứng. Sự thay đổi các triệu chứng ở cả 2 nhóm trước và sau can thiệp có ý nghĩa với p(D0 – D28) < 0.05.

So sánh với nghiên cứu của Trần Thái Hà, Trương Thị Xuân Hòa, Đào Hữu Minh (2017), kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với nghiên cứu này, nghiên cứu này cũng ghi nhận các triệu chứng cai thường gặp nhất là thèm thuốc, căng thẳng, cáu gắt, giảm tập trung... và thời gian bắt đầu giảm là ngày thứ 14 sau khi cai nghiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 83 - 85)