Mức độ nghiện thực thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 82 - 83)

Để cai nghiện thuốc lá, việc chẩn đoán mức độ nghiện thực thể cho các đối tượng nghiên cứu rất quan trọng. Căn cứ vào mức độ nghiện nặng nhẹ của người nghiện từ đó điều chỉnh phương pháp điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân.

Qua biểu đồ 3.7 mức độ nghiện thực thể theo thang điểm Fagerstrom được phân làm 3 mức độ: nhẹ, trung bình, nặng. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ người nghiện mức độ trung bình chiếm cao nhất với tỉ lệ 50% ở nhóm nghiên cứu, 60% ở nhóm chứng, mức độ nghiện nặng chiếm tỉ lệ 20% ở nhóm chứng, 26.7% ở nhóm nghiên cứu, mức độ nghiện nhẹ chiếm tỉ lệ 30% ở nhóm nghiên cứu và 13.3% ở nhóm chứng. Không có sự khác biệt về mức độ nghiện thực thể giữa 2 nhóm nghiên cứu với p NNC-NC > 0.05.

4.1.8. Quyết tâm cai thuc lá

Để thành công trong điều trị nghiện thuốc lá, người nghiện thuốc lá cần có kiến thức, quyết tâm và sự hỗ trợ của các biện pháp can thiệp. Trong đó quyết tâm cai nghiện thuốc lá là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong cai nghiện thuốc lá. Người nghiện thuốc có quyết tâm càng cao thì tỉ lệ

thành công càng cao, người nghiện không có quyết tâm cai hay quyết tâm cai thấp thì tỷ lệ thành công thấp.

Qua biểu đồ 3.8 cho thấy ở nhóm nghiên cứu có 53.3% bệnh nhân có quyết tâm cai nghiện thuốc lá cao, 46.7% bệnh nhân có quyết tâm cai nghiện trung bình và không có bệnh nhân quyết tâm thấp; và ở nhóm chứng tỷ lệ bệnh nhân có quyết tâm cai nghiện cao và trung bình đều chiếm 50%, không có quyết tâm cai nghiện thấp. Điều này góp phần không nhỏ cho sự thành công trong công tác cai nghiện thuốc lá của chúng tôi.

So sánh với nghiên cứu của Trần Thái Hà, Trương Thị Xuân Hòa, Đào Hữu Minh (2017)[8], nghiên cứu này chỉ nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân có quyết tâm cai hay không có quyết tâm cai nghiện và tỷ lệ bệnh nhân có quyết tâm cai là 82,9%, bệnh nhân không có quyết tâm cai là 17.1%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, quyết tâm cai nghiện được chia thành 3 mức độ khác nhau, đó là quyết tâm cao, quyết tâm trung bình và quyết tâm thấp, trong đó quyết tâm cao và trung bình chiếm 100%, không có quyết tâm thấp. Việc lựa chọn bệnh nhân có quyết tâm cai nghiện cao hơn góp phần làm tăng hiệu quả điều trị so với nghiên cứu của Trần Thái Hà, Trương Thị Xuân Hòa, Đào Hữu Minh (2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác dụng của phương pháp nhĩ áp kết hợp luyện thở dưỡng sinh điều trị cai nghiện thuốc lá (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)