Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược hà tĩnh (hadiphar) (Trang 42)

5. Kết cấu của đề tài

1.3. Cơ sở thực tiễn

1.3.1. Thực trạng ngành dƣợc ở nƣớc ta hiện nay

Ngành dược Việt Nam hiện đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ trong suốt 10 năm qua trong việc sản xuất và cung ứng thuốc cho bệnh nhân. Với sự đầu tư và mở

rộng thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài, việc cung cấp thuốc cho nhu cầu phòng chống, chữa bệnh cho mọi người với giá thành hợp lý, đảm bảo về chất lượng đồng thời phù hợp với sự chuyển biến các loại bệnh phức tạp. Bên cạnh đấy ngành dược Việt Nam đã và đang đáp ứng kịp thời nhu cầu về phòng chống dịch bệnh (đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19), an ninh quốc phòng và các nhu cầu khấn cấp khác.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), từ năm 2010 đến nay, doanh thu ngành dược luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số và được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này cho đến năm 2022. Tuy ngành dược trong nước đã có bước phát triển mạnh mẽ, nhưng mới chỉ đáp ứng được hơn một nửa nhu cầu dược phẩm trong nước, số còn lại phải thông qua nhập khẩu.

Hiện tại, Việt Nam đang có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm và 224 cơ sở sản xuất nhà máy trong nước đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt sản xuất thuốc). Các công ty dược trong nước chủ yếu sản xuất dạng bào chế đơn giản, thực phẩm chức năng, và các loại thuốc generic (dược phẩm hết thời hạn bảo hộ độc quyền).

Về thị phần phân phối thuốc, hiện nay phân phối thuốc qua bán cho bệnh viện (kênh ETC) đang chiếm khoảng 70% thị trường thuốc, chỉ 30% còn lại là dành cho các nhà thuốc bán lẻ (kênh OTC), trong khi cả nước có khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc.

Đánh giá về tiềm năng tăng trưởng và các xu hướng chính của ngành dược cho thấy, dù gặp nhiều khó khăn về sản xuất và công nghệ nhưng với cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có tốc độ già hóa nhanh, thu thập, tình trạng ô nhiễm môi trường và mức độ quan tâm của trên 97 triệu dân đến các vấn đề sức khỏe ngày càng cao sẽ là động lực cho ngành dược phẩm tiếp tục tăng trưởng.

Trong vòng 5 năm tiếp theo, ngành Dược Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục nằm trong nhóm 20 quốc gia có mức tăng trưởng mạnh và ổn định nhất thế giới.

Năm xu thế kinh doanh của ngành dược được dự báo tập trung vào các xu hướng chính như: Mở rộng kênh OTC – bán hàng trực tiếp qua các hiệu thuốc; Phát triển các chuỗi bán lẻ dược phẩm; Ứng dụng công nghệ thông tin trong mở rộng thị trường dược phẩm trực tuyến; Phát triển các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thực phẩm

Ngành Dược vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư mở rộng, tăng công suất, hoạt động nghiên cứu và phát triển, các chiến lược marketing còn hạn chế. Ngoài ra, tình trạng cạnh tranh gay gắt với thuốc nhập khẩu, nguồn nguyên liệu bị phụ thuộc, chính sách còn nhiều bất cập là thách thức đối với các doanh nghiệp.

Chính vì thế, việc đảm bảo hệ thống phân phối hàng hóa của doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo hàng hóa đến được tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đáp ứng được kịp thời cung ứng ra thị trường.

1.3.2. Tình hình tiêu thụ các sản phẩm dƣợc của công ty Dƣợc Hà Tĩnh trên thị trƣờng Việt Nam.

Hiện tại công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đang có hệ thống chi nhánh, văn phòng đại diện trải dài trên toàn quốc với 11 chi nhánh nội tỉnh, 4 chi nhánh ngoại tỉnh và 2 văn phòng đại diện. Thị trường tiêu thụ các sản phẩm của công ty lớn nhất thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên trong đó bao gồm cả địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chiếm tới hơn 62% tổng doanh thu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm của công ty từ 25-30% cho thấy được công ty đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường với những thành tựu đáng kể hằng năm.

Với hệ thống nhà máy sản xuất thuốc tân dược và đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO cùng với hệ thống quầy thuốc, nhà thuốc đạt chuẩn GPP, công ty luôn đảm bảo cung ứng các sản phẩm dược tốt nhất tới người dùng tất cả vì sức khỏe người dân.

Các sản phẩm do công ty sản xuất đa dạng về nhóm hàng thuốc. Hiện tại, công ty đang sản xuất, kinh doanh 10 nhóm hàng bao gồm nhóm hàng: Vitamin thuốc bổ; Kem mỡ, ngoài da; Thuốc Đông dược; Giảm đau chống viêm; Cảm cúm, giảm ho; Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh; Thực phẩm chức năng; Chống dị ứng; Kháng sinh; Tiêu hóa. Với hệ thống nhà máy cũng như trang thiết bị hiện đại công ty tự hào với hai sản phẩm Mộc Hoa Trắng HT và Hoàn Xích Hương đã đạt được danh hiệu “Sản phẩm Ngôi Sao thuốc Việt” đây cũng là động lực để cán bộ công nhân viên toàn công ty cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ, cung cấp ra thị trường các sản phẩm y tế tốt nhất phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

CHƢƠNG II – THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KÊNH PHÂN PHỐI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƢỢC HÀ TĨNH (HADIPHAR)

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Dƣợc Hà Tĩnh

Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh là Đơn vị Quốc doanh Dược phẩm Hà Tĩnh được thành lập ngày 03/08/1960. Với bề dày truyền thống gần 60 năm, trải qua những chặng đường phát triển của nền kinh tế đất nước, công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh đã trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thuốc chữa bệnh, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước và phát triển ngành dược trở thành một thương hiệu có uy tín trong nước và quốc tế.

2.1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Dƣợc Hà Tĩnh

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Năm 2004, Công ty Dược và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh được chuyển thành Công ty Cổ phần với vốn điều lệ ban đầu là 5,5 tỷ đồng và với thương hiệu ban đầu là Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 29/12/2004.

Ngày 26/12/2008, Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh nộp hồ sơ đăng kí và trở thành công ty đại chúng theo quy định của UBCKNN dưới tên đăng kí là Công ty Cổ phần Dược và Thiết bị Y tế Hà Tĩnh.

Ngày 31/12/2009, công ty đổi tên thành “Công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh” và tăng vốn điều lệ lần 2 lên 18,75 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.

Năm 2010, Công ty tăng vốn điều lệ lần 3 lên 33,31 tỷ đồng. Công ty tăng vốn điều lệ lần 4 năm 2012 lên 58.513.100.000 đồng.

Ngày 30/09/2015, Tổng công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) đã thoái vốn thành công 1.395.900 cổ phần, chiếm 23,86%, vốn điều lệ của công ty theo quyết định số 318/QĐ-ĐTKDV khởi điểm là 13.400 đồng/cổ phần.

Hiện nay, công ty Cổ phần Dược Hà Tĩnh hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp số 3000104879 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh

Tên công ty: Công ty Cổ phần Dƣợc Hà Tĩnh

Tên tiếng anh: HATINH PHARMACEUTICAL JOINT STOCK COMPANY

Tên Công ty viết tắt: HADIPHAR

Địa chỉ: Số 167, đường Hà Huy Tập, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Số điện thoại: (0239)3 854 398 Số fax: (0239)3 856 821

Website: www.hadiphar.vn Email: htp@hadiphar.vn Logo công ty:

Tầm nhìn

Trở thành công ty sản xuất và phân phối Dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam vào đầu năm 2020 và khu vực Đông Nam Á vào năm 2025.

Sứ mệnh

Không ngừng nỗ lực để nghiên cứu và tạo ra những giá trị mới để cung cấp những sản phẩm đột phá, chất lượng cao nhất.

Mang đến lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng, cộng đồng, công nhân viên, nhà đầu tư và toàn xã hội.

Ngành nghề kinh doanh và hệ thống phân phối của công ty

Ngành nghề kinh doanh

- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu chi tiết: Sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu thuốc chữa bệnh.

- Sản xuất, kinh doanh, bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc, hóa chất, dược liệu, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc, thực phẩm dinh dưỡng, chất tẩy rửa dùng cho người.

- Tư vấn thuốc và sức khỏe, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.

- Kinh doanh và xuất nhập khẩu vật tư, trang thiết bị, dụng cụ y tế. - Chưng, tinh cất và pha chế các loại rượu mạnh.

- Sản xuất rượu vang.

- Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng chi tiết: sản xuất đồ uống không cồn.

- Và kinh doanh sản xuất các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật.

Hệ thống phân phối

Hadiphar hiện là công ty chủ đạo cung ứng thuốc, vật tư y tế trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Có đủ nguồn lực về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, là nơi thu hút tất cả các nhà phân phối vào địa bàn Hà Tĩnh. Ngoài ra, công ty hiện có hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc bao gồm Chi nhánh Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Nghệ An, các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên đều có cán bộ thị trường quản lý và phát triển địa bàn. Sản phẩm thuốc do công ty sản xuất đã phân phối rộng khắp cả nước và xuất khẩu sang các nước Lào, Campuchia, Myanma, Nga,….

Bên cạnh đó, để tận dụng lợi thế kinh tế theo vị trí địa lý, Hadiphar cũng thực hiện việc phân phối thuốc của các công ty dược trong nước và các nhà nhập khẩu đồng thời kinh doanh các thiết bị y tế nhằm gia tăng lợi nhuận tối đa cho Hadiphar.

Hệ thống phân phối của công ty

Trụ sở chính: Số 167, đường Hà Huy Tập, phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Hệ thống phân phối tại Hà Tĩnh: 11 chi nhánh tại các thành phố và huyện

Chi nhánh Hà Nội: Số 3 – Ngõ 122 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội.

Chi nhánh TP Hồ Chí Minh: 284/7/9, đường Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận

10, TP Hồ Chí Minh.

Chi nhánh Thanh Hóa: 510 Hải Thượng Lãn Ông – Thành phố Thanh Hóa – tỉnh

Thanh Hóa.

Chi nhánh Nghệ An: Liền kề 1-12, đường Lê Nin, Xóm 19, Nghi Phú, Thành phố

Văn phòng đại diện HADIPHAR tại Đà Nẵng: 30 Thúc Tê, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng.

Văn phòng đại diện HADIPHAR tại Đắk Lắk: 9A Hùng Vương, Phường Tự An,

Thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk.

Nhà máy Sản xuất Thuốc Đông dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO tại Cẩm Xuyên – Cụm Công nghiệp – Bắc Cẩm Xuyên, Xã Cẩm Vịnh, Huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐÔC

BAN KIỂM SOÁT

Phó TGĐ (Phụ trách kinh doanh) ( ( Phó TGĐ (Phụ trách tài chính) ( ( Phó TGĐ (Phụ trách sản xuất) ( ( BP kinh doanh và Marketing Các chi nhánh BP tổ chức nhân sự BP Tài chính – Kế toán BP kỹ thuật cơ điện BP kế hoạch SX BP nghiên cứu phát triển BP KT chất lượng BP quản lý chất lượng 2 nhà máy sản xuất Đông Dược, Tân Dược Kho GSP Đội điều vận Chi nhánh DP Hương Sơn Chi nhán h DP Đức Thọ Chi nhán h DP Nghi Xuân Chi nhánh Thanh Hóa Chi nhánh DP Can Lộc Chi nhánh Hà Nội Chi nhánh Nghệ An Chi nhánh Hồ Chí Minh Chi nhánh TP Hà Tĩnh Chi nhánh DP Lộc Hà Chi nhánh DP Kỳ Anh Chi nhánh DP Cẩm Xuyê n Chi nhánh DP Thạch Hà Chi nhánh DP Hương Khê

Bộ máy tổ chức của công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu kiểu chức năng, bao gồm:

Đại hội cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, các cổ đông sẽ thông qua Báo cáo tài chính hằng năm của Công ty và Ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

Hội đồng quản trị: Do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. Hiện tại hội đồng quản trị có 5 thành viên, nhiệm kỳ mỗi thành viên là 5 năm. Ông Lê Hồng Phúc làm Chủ tịch, chịu trách nhiệm trong việc chủ trì các cuộc họp, giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.

Ban kiểm soát: Là bộ phận trực thuộc Đại hội cổ đông, do Đại hội cổ đông bầu

ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Hiện tại, Ban kiểm soát công ty gồm 3 thành viên, mỗi thành viên có nhiệm kỳ 3 năm.

Tổng giám đốc: Có trách nhiệm đưa ra các quyết định của công ty, là người quản

lý hành chính, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức kế hoạch sản xuất kinh doanh, đảm bảo sự hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và tuyển dụng lao động. Đồng thời là người chịu trách nhiệm toàn bộ về công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, hội đồng quản trị về tài sản, lao động và về các hoạt động kinh doanh của công ty.

Phó tổng giám đốc (phụ trách kinh doanh): chịu trách nhiệm về quản lý, điều chỉnh cân đối các kế hoạch kinh doanh, điều hành công tác tiếp thị, thị trường thương mại, hợp đồng kinh tế và phụ trách kinh doanh các mặt hàng.

Phó tổng giám đốc (phụ trách tài chính): chỉ đạo, điều hành hoạt động của phòng

kế toán, có nhiệm vụ thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn kế toán tài chính theo đúng quy định của nhà nước. Tham mưu về tài chính cho Giám đốc công ty, thực hiện công tác kế toán thống kê và tổ chức bộ máy kế toán phù hợp, phản ánh

trung thực, kịp thời tình hình tài chính, kiểm tra, cung cấp số liệu điều hành hoạt động kinh doanh, chi trả lương cho nhân viên, người lao động.

Phó tổng giám đốc (phụ trách sản xuất): chịu trách nhiệm về quản lý, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành và thực hiện sản xuất đảm bảo năng suất, chất lượng đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí, vật tư theo yêu cầu. Phối hợp với các thành viên trong Ban Tổng giám đốc nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất theo định hướng phát triển của công ty.

2.2 Nguồn lực của công ty

2.2.1 Tình hình lao động của công ty

Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty Cổ phần Dƣợc Hà Tĩnh giai đoạn 2017-2019 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Số lượng % Số lượng % Số lượng % +/- % +/- % Tổng số lao động 618 100 612 100 612 100 -6 -0.07 0 0

Phân theo giới tính

Nam 177 28,64 174 28,43 174 28,43 -3 -1,69 0 0

Nữ 441 71,36 438 71,57 438 71,57 -3 -0,68 0 0 Phân theo trình độ lao động

Đại học, sau đại học 112 18,12 125 20,42 125 20,42 13 11,61 0 0 CĐ, trung cấp, trung học chuyên nghiệp 423 68,45 405 66,18 405 66,18 - 18 -4,26 0 0 Lao động phổ thông 83 13,43 82 13,40 82 13,40 -1 -1,2 0 0

Nhận xét:

Qua bảng trên cho ta thấy được tình hình lao động của công ty theo cơ cấu lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kênh phân phối dược phẩm tại công ty cổ phần dược hà tĩnh (hadiphar) (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)