Bảng 1. Cơ cấu lao động Khách Sạn giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
SL(người) TL(%) SL(người) TL(%) SL(người) TL(%) +/- (%) +/- (%)
Tổng số LĐ 114 100 130 100 144 100 16 14,04 14 10,77 I.Phân theo TĐVH 1.ĐH 24 21,05 29 22,31 33 22,92 5 20,83 4 13,79 2.CĐ 26 22,81 23 17,69 22 15,28 -3 -11,54 -1 -4,35 3.TC 23 20,18 23 17,69 29 20,13 0 0 6 26,09 4.TN THPT 41 35,96 55 42,31 60 41,67 14 34,15 5 9,09 II.Theo giới tính 1.Nam 58 50,88 70 53,85 79 54,86 12 20,69 9 12,86 2.Nữ 56 49,12 60 46,15 65 45,14 4 7,14 5 8,33 III.Theo độ tuổi 1.18-30 80 70,18 73 56,15 76 52,79 -7 -8,75 3 4,11 2.31-40 30 26,31 50 38,46 55 38,19 20 66,67 5 10 3.41-50 3 2,63 3 2,31 3 2,08 0 0 0 0 4.Trên 50 1 0,88 4 3,08 10 6,94 3 300 6 150 IV.Theo TCLĐ 1.LĐTT 2.LĐGT 50 43,86 54 41,54 53 36,81 4 8 -1 -1,85 64 56,14 76 58,46 91 63,19 12 18,75 15 19,74 (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)
Về cơ cấu lao động theo trình độ
Qua bảng 1 ta thấy, cơ cấu trình độ lao động theo chuyên môn tại Khách sạn Mường Thanh Holiday Hội An ta thấy lực lượng lao động có trình độ chiếm tổng cộng trên 50% tổng số lao động.
Số lượng lao động có trình độ chênh lệch nhau không nhiều, tuy nhiên lao động có trình độ Đại học vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất và xu hướng tăng dần qua 3 năm. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng khách đến khách sạn đông nên khách sạn phải tăng cường các công việc giám sát, quản lý quy trình làm việc của nhân viên chặt chẽ, do đó đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cũng như quản lý cao để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Cụ thể, trong năm 2016 số lao động trình độ Đại học là 24 người, đến năm 2017 tăng 5 người, tức là tăng 20,83%. Trong năm 2018, số lao động trình độ Đại học là 33 người, tăng 4 người so với năm 2017, tương ứng tăng 13,79%. Lao động có trình độ trung cấp cũng có xu hướng tăng dần qua 3 năm( tăng từ 23 LĐ năm 2016 lên 29 LĐ năm 2018), lao động có trình độ cao đẳng có xu hướng giảm đi qua 3 năm (giảm từ 26 LĐ năm 2016 còn 22 LĐ năm 2018).
Số lượng lao động phổ thông tăng dần qua các năm, nguyên nhân chủ yếu là trong giai đoạn này khách sạn khá đông khách và đa số là lao động làm các công việc đơn giản như nhân viên buồng phòng, bếp, bảo vệ nên không đòi hỏi trình độ cao. Trong năm 2016 số LĐ phổ thông là 41 người, đến năm 2017 tăng 14 người, tường ứng tăng 34,15%. Đến năm 2018, số LĐ phổ thông là 60 người, tăng 5 người so với năm 2017, tương ứng giảm 9,09%.
Từ năm 2016 đến năm 2018, nhìn chung tất cả các lao động ở các trình độ đều tăng lên. Sự biến động này là hoàn toàn hợp lí vì Khách sạn đang trong thời kì phát triển, thu hút nhiều khách du lịch, để đảm bao cho nhu cầu phục vụ được tốt hơn thì điều tất yếu là số lượng lao động phải tăng lên.
Về cơ cấu lao động theo giới tính:
Tổng lực lượng lao động qua 3 năm đều tăng lên: Tổng số lao động năm 2017 tăng lên 16 lao động, tương ứng tăng 14,04% so với năm 2016; năm 2018 tăng 10,77% so với năm 2017, tương ứng tăng 14 lao động so với năm 2017.
Số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng cao hơn số lao động nữ. Trong năm 2016- 2018 tỷ lệ lao động nam chiếm hơn 50%. Nguyên nhân chính của việc chênh lệch tỷ lệ nam nữ này là do trong khách sạn có rất nhiều bộ phận bắt buộc phải đi làm ca sáng, ca chiều, ca đêm nhiều hơn là đi giờ hành chính để đảm bảo cho việc phục vụ khách hàng kịp thời và tốt nhất, do đó nam giới sẽ là lao động có sức khỏe, linh động và dễ dàng trong việc đi ca hơn là nữ giới.
Số lượng lao động nữ tuy chiếm tỷ trọng thấp hơn số lượng lao động nam nhưng vẫn chiếm tỷ lệ >45%. Trong năm 2016 số lao động nữ là 56 người, đến năm 2017 tăng 4 người, tức là tăng 7,14%. Trong năm 2018 số lao động nữ là 65 người, tăng 8,33% so với năm 2017, tương ứng tăng 5 người.
Về cơ cấu lao động theo độ tuổi
Cơ cấu lao động của khách sạn theo độ tuổi phân bố khá đa dạng, trong đó lao động độ tuổi 18-30 chiếm số lượng cao nhất, chiếm >55% tổng số lao động. Số lượng lao động ở độ tuổi từ 18-30 tuổi tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Cụ thể, trong năm 2016 số lượng lao động từ 18-30 tuổi là 80 người, đến năm 2017 giảm 7 người, tương ứng giảm 8,75%. Trong năm 2018 số lượng lao động độ tuổi từ 18-30 tuổi là 76 người, tăng 4,11% so với năm 2017, tương ứng tăng 3 người. Cơ cấu này chiếm tỉ trọng cao là một lợi thế lớn của khách sạn để thực hiện mục tiêu trong tương lai và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi môi trường vì người trẻ luôn nhiệt huyết và năng động và dễ thích nghi với điều kiện làm việc, do đó họ là lực lượng lao động chủ lực. Tuy nhiên với độ tuổi trẻ cũng đặt ra những thách thức cho khách sạn vì trẻ tuổi chưa chính chắn trong suy nghĩ, ít kinh nghiệm làm việc và rất dễ xảy ra sai xót trong quá trình làm việc.
Số lượng lao động có độ tuổi từ 31 tuổi trở lên cũng có xu hướng tăng qua các năm. Độ tuổi từ 31-50 tăng từ 33 lao động (năm 2016) lên 58 lao động (năm 2018).
Lực lượng lao động trên 50 tuổi chiếm tỷ lệ ở mức trung bình và đa phần nắm giữ vững chức vụ quản lý, nhân viên bảo vệ, nhân viên vệ sinh và nhân viên cây xanh trong khách sạn.
Về cơ cấu lao động theo tính chất lao động
Với đặc thù là ngành du lịch – dịch vụ - khách sạn nên cơ cấu lao động theo tính chất lao động cũng sẽ phân biệt rõ rệt. Cụ thể, cơ cấu lao động gián tiếp sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn lao động trực tiếp. Từ năm 2016 đến năm 2018, lao động gián tiếp có xu hướng tăng lên và tăng nhanh (trong 3 năm đều chiếm > 60%). Trong năm 2016 có 64 lao động gián tiếp, đến năm 2017 tăng thêm 12 lao động - tương ứng tăng 18,75% so với năm 2016. Năm 2018 tiếp tục tăng đến 91 lao động, tức là tăng 15 lao động so với năm 2017 – tương ứng tăng 19,74%.
Lao động gián tiếp tăng giảm không ổn định qua 3 năm nhưng không đáng kể. Cụ thể, trong năm 2016 lao động trực tiếp là 50 người, đến năm 2017 tăng 4 người, tương ứng tăng 8%. Trong năm 2018 số lượng lao động trực tiếp là 53 người, giảm 1,85% so với năm 2017, tương ứng giảm 1 người.