Đánh giá hiệu quả tuyển dụng qua các chỉ số KPI tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác tuyển dụng nhân sự tại khách sạn mường thanh holiday hội an chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn mường thanh (Trang 48 - 53)

Tổng hợp kết quả công tác tuyển dụng nhân lực tại Khách sạn Bảng 5. Kết quả công tác tuyển dụng nhân lực giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT

Năm So sánh

2016 2017 2018

2017/2018 2018/2017 +/- (%) +/- (%)

Nhu cầu tuyển dụng Người 24 29 28 5 20,83 -1 -3,45

Số hồ sơ nhận được Bộ 55 62 60 7 12,73 -2 -3,23

Số ứng viên đạt yêu cầu Người 48 50 46 2 4,17 -4 -8

Số ứng viên được tuyển chọn Người 24 27 24 3 12,5 -3 -11,11 Số ứng viên kí hợp đồng chính thức Người 11 16 14 5 45,45 -2 -12,5 (Nguồn: phòng Hành chính Nhân sự)

Nhìn chung sau quá trình tuyển chọn, vẫn còn nhiều trường hợp không được tuyển dụng và không kí kết hợp đồng lao động, cụ thể năm 2016 có 13 người, năm 2017 có 11 người, năm 2018 có 10 người có thể vì những lí do sau:

- Trong thời gian thử việc, ứng viên không hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Ứng viên tìm thấy được công việc khác phù hợp hơn

- Ứng viên không thực sự phù hợp với công việc - Một số lí do khác.

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian quy định, phòng Nhân sự sẽ tiến hành sàng lọc hồ sơ, chọn ra những hồ sơ phù hợp với đặc điểm của vị trí công việc, những hồ sợ đạt yêu cầu là những hồ sơ được chọn sau khi nhà tuyển dụng sàng lọc.

Bảng 6. Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu qua các đợt tuyển dụng giai đoạn 2016-2018 ĐVT: (%) Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu 87,27 80,65 76,67 -6,62 -3,98

(Nguồn: Xử lí số liệu trên Excel)

Tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu qua 3 năm 2016-2018 chiếm tỷ lệ khá cao, tuy nhiên tỷ lệ này có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể năm 2016 tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu là 87,27%, đến năm 2018 giảm còn 77,67%. Sự chuyển biến này tiêu cực, cho thấy chất lượng của các hồ sơ ứng tuyển vào làm việc cho khách sạn ngày càng giảm sút. Đồng thời cũng chứng tỏ rằng mức độ truyền thông cũng giảm hiệu quả, ứng viên chưa hiểu tiêu chuẩn, nội dung công việc và điều kiện công việc là gì.

Tỷ lệ tuyển chọn

Bảng 7. Tỷ lệ tuyển chọn ứng viên qua các đợt tuyển dụng của Khách sạn giai đoạn 2016-2018 ĐVT: (%) Chỉ tiêu Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tỷ lệ tuyển chọn 43,64 43,55 40 -0,09 -3,55

(Nguồn: Tác giả xử lí số liệu trên Excel)

Từ năm 2016-2018, tỷ lệ tuyển chọn tại Khách sạn có xu hướng giảm dần qua các năm, từ năm 2016 đến năm 2018, giảm 3,64%. Mức độ giảm của tỷ lệ tuyển chọn khá chậm tuy nhiên nó lại là một tín hiệu tốt cho thấy chất lượng của các ứng viên ngày một cao hơn, đáp ứng được yêu cầu tuyển chọn của khách sạn.

Chỉ số đo lường hiệu quả quảng cáo tuyển dụng

Bảng 8. Hiệu quả quảng cáo tuyển dụng của Khách sạn giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng chi phí

quảng cáo TD Triệu đồng 1,5 2,45 2,5 0,95 63,33 0,05 2,04 Tổng số ứng viên nộp HS Người 55 62 60 7 12,73 -2 -3,23 Hiệu quả quảng cáo TD Triệu đồng/ người 0,027 0,039 0,041 0,012 44,44 0,002 5,13 (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)

Giai đoạn 2016-2018, chi phí quảng cáo tuyển dụng của khách sạn có xu hướng tăng lên. Cụ thể năm 2017 là 2,45 triệu đồng tăng 0,95 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 0,05 triệu đồng, tương ứng tăng 2,04% so với năm 2017. Chi phí quảng cáo tăng qua từng năm nguyên nhân chính là do nhiều khách sạn, biệt thự được xây dựng trong giai đoạn này, đây là thuận lợi lớn cho ứng viên, họ có nhiều sự lựa chọn trong tìm kiếm việc làm, do đó việc chạy quảng cáo, truyền thông cho khách sạn phải được nâng cấp cao hơn thì mới có thể đảm bảo thu hút được ứng viên nộp đơn xin việc. Chi phí quảng cáo tuyển dụng để thu hút một ứng viên ở năm 2017 là 0,039 triệu đồng, tăng 0,012 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 0,002 triệu đồng, tương ứng tăng 5,13% so với năm 2017. Điều này cho thấy rằng hiệu quả của việc quảng cáo tuyển dụng của Khách sạn đang đi xuống theo chiều hướng xấu.

Chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên:

Bảng 9. Chi phí tuyển dụng bình quân cho một nhân viên mới

Chỉ tiểu ĐVT Năm So sánh 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tổng chi phí TD Tr.đồng 2 3 3 1 50 0 0 Số nhân viên mới làm việc trong kỳ Người 11 16 14 5 45,45 -2 -12,5 Chi phí TD bình quân Tr.đồng/ người 0,181 0,1875 0,214 0,0065 3,59 0,0265 14,13 (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)

Tổng chi phí tuyển dụng trong năm là tổng số tiền được dùng để trả cho tất cả các đợt tuyển dụng trong năm. Tổng chi phí tuyển dụng bao gồm chi phí quảng cáo trên các kênh tuyển dụng, chi phí dùng cho hội đồng tuyển dụng, chi phí gọi điện thoại cho ứng viên, chi phí cho việc in ấn giấy tờ,...

Từ năm 2016-2018, mức chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên được tuyển có xu hướng ngày càng tăng lên, vào năm 2016 thì mức chi phí tuyển dụng bình quân cho một ứng viên mới được tuyển là 0,181 triệu đồng, đến năm 2017 thì tăng lên 0,1875 triệu đồng, tăng 0,0065 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng tăng 3,59%. Năm 2018 tăng 0,0265 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 14,13 %. Sự tăng lên này là do chi phí tuyển dụng tăng qua các năm nhưng số người được tuyển lại có xu hướng giảm đi. Chỉ số này tăng là điều không tốt cho nguồn ngân sách tuyển dụng.

Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng:

Bảng 10. Chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng

Năm

Thời gian tuyển dụng thực tế

(ngày)

Thời gian tuyển dụng mong muốn (ngày) Chênh lệch (ngày) Chỉ số hoàn thành thời gian TD (lần) 2016 30 24 -6 1,25 2017 40 36 -4 1,11 2018 42 40 -2 1,05 (Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sự)

Nhìn chung, trong 3 năm 2016-2018 khách sạn vẫn chưa thực hiện tốt thời gian tuyển dụng thực tế so với mong muốn ban đầu đặt ra, thời gian tuyển dụng thực tế vẫn còn trễ hơn so với thời gian đặt ra vài ngày. Cụ thể năm 2016 thời gian tuyển dụng thực tế chậm 6 ngày so với dự kiến, năm 2017 chậm 4 ngày so với dự kiến, năm 2018 chậm 2 ngày so với dự kiến.

Chỉ số hoàn thanh thời gian tuyển dụng thấp hơn hoặc bằng 1 sẽ là tốt nhất. Tại khách sạn, chỉ số hoàn thành thời gian tuyển dụng qua 3 năm đều >1, đây là một điều không hiệu quả trong thời gian tuyển dụng. Tuy nhiên chỉ số này có xu hướng giảm dần, cụ thể năm 2016 chỉ số này là 1,25 nhưng đến năm 2018 giảm còn 1,05. Điều này cũng cho thấy rằng khách sạn đã cố gắng thực hiện thời gian tuyển dụng tốt hơn.

Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng:

Bảng 11. Mức độ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng qua ba năm 2016 – 2018

ĐVT:%

Chỉ tiêu

Năm So sánh

2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017

Mức độ đáp ứng nhu cầu 45,83 55,17 50,00 9,34 -5,17

(Nguồn: Tác giả xử lí số liệu trên Excel)

Từ bảng kết quả có thể thấy được rằng, qua 3 năm 2016-2018, số nhân viên được chính thức ký hợp đồng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng và còn

đang ở mức rất thấp. Lúc này, số lượng nhân viên chính thức vào làm việc chỉ đáp ứng được dưới 60% nhu cầu tuyển dụng.

Qua kết quả so sánh trên ta thấy kết quả cuối cùng trong tuyển dụng của Khách sạn có xu hướng tăng giảm qua 3 năm. Trong năm 2017 số lượng nhân viên chính thức đáp ứng 55,17% nhu cầu tuyển dụng, tăng 9,34% so với năm 2016, đến năm 2018 tỷ lệ này đáp ứng 50% nhu cầu tuyển dụng tức giảm 5,17% so với năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác tuyển dụng nhân sự tại khách sạn mường thanh holiday hội an chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn mường thanh (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)