Đánh giá công tác tuyển dụng nhân sự từ phía người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác tuyển dụng nhân sự tại khách sạn mường thanh holiday hội an chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn mường thanh (Trang 53 - 59)

Để có cái nhìn sâu hơn và chính xác hơn về công tác tuyển dụng nguồn nhân lực tại Khách sạn Mường Thanh Holiday Hội An, tác giả đã thực hiện cuộc phỏng vấn tất cả các cán bộ nhân viên đang làm việc tại Khách sạn, và thu về 120 phiếu hợp lệ. Sau khi tiến hành điều tra, xử lý – phân tích số liệu và nghiên cứu có những thông tin sau:

2.3.3.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát

Bảng 12. Đặc điểm của tổng thể điều tra

Chỉ tiêu Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

Tổng số LĐ 120 100

I. Phân theo giới tính

1.Nam 68 56,7

2.Nữ 52 43,3

II.Phân theo độ tuổi

1.Từ 18-30 63 52,5

2.Từ 31-40 43 35,8

3.Từ 41-50 9 7,5

4.Trên 50 5 4,2

III.Phân theo trình độ văn hóa

1.Chưa tốt nghiệp THPT 0 0

2.Tốt nghiệp THPT 51 42,5

Chỉ tiêu Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

3.Trung cấp 29 24,2

4.Cao đẳng 25 20,8

5.Tốt nghiệp đại học 15 12,5

IV. Phân theo thâm niên công tác

1.Dưới 1 năm 16 13,3

2.1 năm 31 25,8

3.2 năm 36 30,0

4.3 năm 21 17,5

5.Trên 3 năm 16 13,3

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Theo giới tính

Theo tiêu chí này, trong tổng số 120 người được khảo sát thì số lượng lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ với lao động nam là 68 người, chiếm 56,7% tổng số người được điều tra; số lượng lao động nữ là 52 người, chiếm 43,3% tổng số người được điều tra. Số nhân viên nam cao hơn số nhân viên nữ một phần là do đặc điểm, điều kiện của công việc.

Theo độ tuổi

Phần lớn người lao động được khảo sát đều nằm trong 4 nhóm tuổi là độ tuổi từ 18-30 tuổi, từ 30-40 tuổi, từ 41-50 tuổi và trên 50 tuổi. Nhóm tuổi từ 18-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 52,5%), cho thấy cơ cấu lao động của khách sạn là những lao động trẻ, năng động và nhiệt huyết. Nhóm độ tuổi từ 31-50, chiếm 43,3% số lượng người được hỏi; nhóm độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,2%.

Theo trình độ văn hóa

Lao động tốt nghiệp THPT là 51 người, chiếm 42,5%, đây lực lượng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lao động điều tra.

Chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động có trình độ Đại Học có 15 người, chiếm 12,5%, đây chủ yếu là những lao động thuộc cấp quản lý.

Theo thâm niên công tác

Số người được hỏi có thời gian làm việc dưới 1 năm có số lượng là 16 người, chiếm 13,3%; từ 2 năm đến 3 năm có số lượng 57 người, chiếm 47,5%; trên 3 năm là 16 người, chiếm 13,3%. Qua đây có thể thấy rằng tỷ lệ người lao động muốn gắn bó lâu dài với Khách sạn chỉ ở mức trung bình. Nguyên nhân là do khi người lao động làm ngành dịch vụ khách sạn, họ mang theo tâm lí thường xuyên chuyển đổi công việc, nơi nào có lợi với họ hơn họ sẽ chuyển đến.

2.3.3.2 Kết quả đánh giá.

Nhằm giúp đánh giá dễ dàng hơn, các giá trị trung bình của các kết quả nghiên cứu được quy ước như sau:Mức 1- Rất không đồng ý;Mức 2 - Không đồng ý;Mức 3 - Trung lập;Mức 4- Đồng ý;Mức 5- Rất đồng ý

Đánh giá hoạt động tuyển mộ

Bảng 13. Bảng đánh giá hoạt động tuyển mộ

Tiêu chí

Mức độ đánh giá (%)

GT TB

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

B1.1.Thông báo được đăng

tuyển công khai 0 0 10,0 71,7 18,3 4,08

B1.2.Thông báo tuyển mộ nêu

rõ ràng về yêu cầu công việc 0 60,8 6,7 23,3 9,2 2,81

B1.3.Thông báo tuyển mộ dễ

thấy được trên nhiều kênh 18,3 24,2 3,3 33,3 20,8 3,14

B1.4.Thời gian, địa điểm nộp

hồ sơ thuận tiện 0 0 4,2 37,5 58,3 4,54

B1.5.Anh/chị có hài lòng với

công tác tuyển mộ 0 3,3 20,0 44,2 32,5 4,06

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Kết quả điều tra cho thấy mức độ đánh giá đồng ý ở tất cả các tiêu chí phần lớn đều chiếm tỉ lệ cao hơn so với các mức còn lại. Ở tiêu chí “Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ thuận tiện” có mức độ đánh giá “đồng ý” và “rất đồng ý” chiếm tỷ lệ cao nhất 95,8%, với giá trị trung bình là 4,54. Ở tiêu chí “Thông báo được đăng tuyển công

bình là 4,08. Ở tiêu chí “Thông báo tuyển mộ dễ thấy được trên nhiều kênh” có mức độ đánh giá “đồng ý” và “rất đồng ý” chiếm tỷ lệ 54,1%, với giá trị trung bình là 3,14. Ở tiêu chí “Thông báo tuyển mộ nêu rõ ràng về yêu cầu công việc” có mức độ đánh giá “đồng ý” và “rất đồng ý” chiếm tỷ lệ 32,5%, với giá trị trung bình là 2,81. Cuối cùng, là tiêu chí “Anh/chị có hài lòng với công tác tuyển mộ”-biến tổng kết của công tác tuyển mộ. Biến này có giá trị trung bình khá cao là 4,06 trong đó tiêu chí này có 76,7% nhân viên đồng ý và rất đồng ý, 20% nhân viên trung lập, 3,3% nhân viên không đồng ý. Giá trị trung bình của các tiêu chí đánh giá về nhóm nhân tố tuyển dụng hầu hết đều trên 3. Trong đó giá trị trung bình đánh giá cao nhất của nhân viên là “Thời gian, địa điểm nộp hồ sơ thuận tiện” là 4,54 và giá trị trung bình thấp nhất là “Thông báo tuyển mộ nêu rõ ràng về yêu cầu công việc” là 2,81. Yếu tố được đánh giá cao nhất là do Khách sạn khi tuyển dụng luôn có hai cách thức nộp hồ sơ là nộp trực tiếp tại Khách sạn hoặc nộp qua Email công ty nếu ứng viên không có thời gian nộp hồ sơ trực tiếp.

Đánh giá hoạt động tuyển chọn

Bảng 14 Bảng đánh giá hoạt động tuyển chọn

Tiêu chí Mức độ đánh giá (%)

GT TB

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

B2.1 Tiếp đón ban đầu và phỏng

vấn sơ bộ tạo cảm giác gần gũi. 15,0 18,3 8,3 37,5 20,8 3,31

B2.2 Nội dung phỏng vấn trình độ chuyên môn phản ánh hết năng lực thực sự

20,8 26,7 10,8 21,7 20,0 2,93 B2.3 Phỏng vấn viên có trình độ

chuyên môn cao 0 0 32,5 40,0 27,5 3,95

B2.4 Phản hồi đối với ứng viên sau phỏng vấn nhanh chóng và rõ ràng

20,8 17,5 7,5 35,8 18,3 3,13 B2.5 Công bằng trong tuyển

chọn ứng viên 0 0 19,2 39,2 41,7 4,23

B2.6 Anh/chị có hài lòng với công tác tuyển chọn của Khách sạn

0 11,7 18,3 46,7 23,3 3,82

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Từ bảng 14 ta thấy rằng tiêu chí “ Công bằng trong tuyển chọn ứng viên” có giá trị trung bình là 4,23 cao nhất nhóm, trong đó có 41,7% nhân viên rất đồng ý, 39,2% nhân viên đồng ý. Qua đây ta có thể thấy nhân viên đánh giá rất cao về tính công bằng trong tuyển chọn.

Tiêu chí “Phỏng vấn viên có trình độ chuyên môn cao” có giá trị trung bình là 3,95, có 67,5% nhân viên đồng ý và rất đồng ý. Điều này cho thấy nhân viên có sự hài lòng cao đối với người phỏng vấn.

Với tiêu chí “Tiếp đón ban đầu và phỏng vấn sơ bộ tạo cảm giác gần gũi.” với giá trị trung bình là 3,31, trong đó có 58,3% nhân viên đồng ý và rất đồng ý, 8,3% nhân viên trung lập, 33,3% nhân viên không đồng ý và rất không đồng. Điều này cho thấy nhân viên đến phỏng vấn chưa thực sự có cảm giác thoải mái trong quá trình phỏng vấn.

Ở tiêu chí “Phản hồi đối với ứng viên sau phỏng vấn nhanh chóng và rõ ràng” có giá trị trung bình là 3,13, trong đó có 18,3% nhân viên rất đồng ý, 35,8% nhân viên đồng ý

Ở tiêu chí “Nội dung phỏng vấn trình độ chuyên môn phản ánh hết năng lực thực sự”, biến này có giá trị trung bình là 2,93, với 41,7% nhân viên đồng ý và rất đồng ý.

Tiêu chí cuối cùng, “Anh/chị có hài lòng với công tác tuyển chọn của Khách sạn”- tiêu chí tổng kết của công tác tuyển chọn. Nhân viên khá hài lòng về biến này với giá trị trung bình là 3,82 trong đó không có nhân viên nào rất không đồng ý, 30% nhân viên không đồng ý và trung lập, 70% nhân viên đồng ý và rất đồng ý.

Đánh giá hoạt động thử việc

Bảng 15. Bảng đánh giá hoạt động thử việc

Tiêu chí

Mức độ đánh giá (%)

GT TB

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5

B3.1 Quá trình thử việc được TBP và nhân viên hướng dẫn nhiệt tình

6,7 13,3 11,7 37,5 30,8 3,72 B3.2 Anh/chị có được kiến

thức, kỹ năng và kinh nghiệm sau khi kết thúc quá trình thử việc

0 0 15,0 30,8 54,2 4,39

B3.3 Anh/chị có hài lòng về công tác hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên mới

0 9,2 16,7 33,3 40,8 4,06

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

Từ bảng 15 ta thấy các tiêu chí đa phần chiếm tỷ lệ nhân viên “đồng ý” và “rất đồng ý” với các tiêu chí trong nhóm “Thử việc” là khá cao. Cụ thể tiêu chí “Anh/chị có được kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sau khi kết thúc quá trình thử việc” với giá trị trung bình là 4,39 cao nhất nhóm, có 54,2% nhân viên rất đồng ý và 30,8% nhân viên đồng ý. Tiêu chí này được đánh giá cao vì trong quá trình thử việc các nhân viên đều được đào tạo và học việc rất kĩ từ các đồng nghiệp cũng như sự giúp đỡ từ Trưởng bộ phận. Ngoài ra họ còn được các đồng nghiệp hướng dẫn, chia sẽ những kinh nghiệm trước đây, chỉ ra những vấn đề dễ mắc lỗi, do đó người lao động tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn.

Với tiêu chí “Quá trình thử việc được TBP và nhân viên hướng dẫn nhiệt tình” có giá trị trung bình là 3,72 với 68,3% nhân viên rất đồng ý và đồng ý.

Tiêu chí cuối cùng là “Anh/chị có hài lòng về công tác hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên mới” – tiêu chí tổng kết của hoạt động thử việc. Biến này có giá trị trung bình là 4,06, chứng tỏ rằng nhân viên có mức độ hài lòng khá cao về hoạt động thử việc, cụ thể có 74,1% nhân viên đồng ý và rất đồng ý, 16,7% nhân viên trung lập, 9,2% nhân viên không đồng ý, không có nhân viên nào rất không đồng ý về biến này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích công tác tuyển dụng nhân sự tại khách sạn mường thanh holiday hội an chi nhánh công ty cổ phần tập đoàn mường thanh (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)