Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty bảo hiểm pjico huế (Trang 69 - 72)

5. Kết cấu của khóa luận

2.1.6. Đặc điểm tổ chức công tác thuế GTGT

2.1.6.1. Đối tượng chịu thuế GTGT

Hàng hóa, dịch vụ mua vào:

Trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh: văn phòng phẩm, dấu tiêu đề, … Chi phí phục vụ hoạt động kinh doanh: tiếp khách ăn uống, quà tặng (áo quần, túi xách,…), chi bồi thường xe (sửa chữa xe),…

Các dịch vụ tiện ích: cước điện thoại, điện, …

Hàng hóa, dịch vụ bán ra:

Bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm xe máy, bảo hiểm tàu thủy nội địa,…

2.1.6.2. Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ tính thuế GTGT bao gồm giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.

Thuế GTGT = Giá tính thuế x Thuế suất thuế GTGT (%)

 Đối với các loại hàng hóa, dịch vụ mua vào của Công ty:

Giá tính thuế GTGT là giá bán chưa có thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào

Thuế suất thuế GTGT: các hàng hóa, dịch vụ mà công ty mua vào trong kỳ đa số là chịu thuế suất thuế GTGT là 10%.

 Đối với dịch vụ bán ra:

Giá tính thuế GTGT là phí bảo hiểm gốc chưa có thuế GTGT, cộng cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá dịch vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm được hưởng, trừ các khoản phụ thu và khoản trích lập bắt buộc mà doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp vào ngân sách nhà nước.

Dịch vụ bảo hiểm của Công ty bao gồm dịch vụ không chịu thuế và dịch vụ chịu thuế 10%, cụ thể:

Không chịu thuế: Áp dụng với các loại dịch vụ bảo hiểm về con người như bảo hiểm tai nạn thủy thủ, thuyền viên; bảo hiểm tai nạn hành khách; bảo hiểm tai nạn lái – phụ xe và người ngồi trên xe,…

Thuế suất 10%: Áp dụng với các loại dịch vụ bảo hiểm không liên quan đến con người như TNDS ô tô bắt buộc, vật chất xe ô tô,…

2.1.6.3. Phương pháp tính thuế GTGT

Công ty bảo hiểm PJICO Huế hiện đang áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Thuế GTGT đầu ra bằng (=) Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra trong kỳ tính thuế nhân với (x) thuế suất tương ứng.

Thời điểm xác định thuế GTGT là thời điểm phát sinh trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm với bên mua bảo hiểm theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền hoặc thời điểm doanh nghiệp bảo hiểm xuất hóa đơn bán hàng.

Doanh nghiệp bảo hiểm được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm chịu thuế GTGT thể hiện trên hóa đơn GTGT mua vào theo hướng dẫn Luật thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn.

2.1.6.4. Khấu trừ, kê khai, nộp thuế GTGT

a.Khấu trừ thuế GTGT

Thuế GTGT của HHDV mua vào dùng cho hoạt động SXKD nếu đáp ứng đủ điều kiện khấu trừ sẽ được khấu trừ toàn bộ.

b.Kê khai thuế

Đối với trường hợp thu hộ, chi hộ giữa các doanh nghiệp trực thuộc hoặc giữa doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc với trụ sở chính của doanh nghiệp bảo hiểm:

Khi thu hộ tiền phí bảo hiểm, doanh nghiệp thu hộ thực hiện cấp hóa đơn GTGT cho khách hàng và kê khai, nộp thuế GTGT đối với phần doanh nghiệp thu hộ, đồng thời thông báo thu hộ cho doanh nghiệp nhờ thu hộ. Căn cứ vào thông báo thu hộ, doanh nghiệp nhờ thu hộ hạch toán doanh thu (không có thuế GTGT), không phải phát hành hóa đơn và không kê khai, nộp thuế đối với phần doanh thu nhờ thu hộ. (Theo điểm d, khoản 2, Điều 9 của thông tư 09/2011/TT-BTC)

Công ty bảo hiểm PJICO Huế có doanh thu hằng năm nhỏ hơn 50 tỷ nên kê khai thuế GTGT theo quý.

Công ty kê khai thuế trên phần mềm HTKK phiên bản 4.4.9 của Tổng cục thuế và phải lập giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước nếu trong quý có phát sinh số thuế GTGT phải nộp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng công tác kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty bảo hiểm pjico huế (Trang 69 - 72)