Kinh phí đào tạo tại khách sạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn mường thanh huế (Trang 69 - 72)

5. Cấu trúc của đề tài

2.2.6. Kinh phí đào tạo tại khách sạn

Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn là chủ

yếu được lấy từnguồn lợi nhuận của khách sạn. Do đó, có thể nói mối quan hệgiữa

công tác đào tạo nguồn nhân lực và hiệu quả kinh doanh của khách sạn là mối quan hệ qua lại, phụthuộc và có ảnh hưởng lẫn nhau. Như vậy, chỉ khi doanh nghiệp làm

ăn hiệu quả, có lợi nhuận thì công tácđào tạo mới có kinh phí đểthực hiện.

Hằng năm, nguồn kinh phí đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực của khách sạn được dựtính dựa trên kếhoạch đào tạo nguồn nhân lực cụ thểhằng năm

của khách sạn. Theo đó, phòng hành chính nhân sự sẽ tập hợp kế hoạch đào tạo

hàng năm của các bộ phận, đơn vị trực thuộc rồi sau đó dự tính số người học, lựa chọn hình thức đào tạo và giáo viên tham gia giảng dạy. Từ đó, lên kếhoạch dựtính vềkinh phí cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Đối với những khóa đào tạo cho nhân viên dưới hình thức đào tạo trực tiếp tại khách sạn và giảng viên chính là các cán bộ giỏi, có kinh nghiệm,… đang làm việc tại khách sạn thì chuyên viên nhân sựvà bộphận kếtoán có trách nhiệm dựtính các khoản chi phí cho toàn bộ khóa học bao gồm: việc phục vụ, bồi dưỡng giáo viên giảng dạy, bồi dưỡng nghỉgiữa giờ, chuẩn bịmáy móc thiết bị phục vụkhóa học…

Còn đối với hình thức đào tạo ngoài công việc, khách sạn tổ chức cho nhân viên học ở các trường lớp chính quy, các trung tâm giáo dục hay các cuộc hội thảo, hội nghị tùy từng mức độ quan trọng, vị trí hay chức vụ công việc nhân viên đó đang làm việc thì khách sạn sẽhỗtrợ cho mỗi học viên một khoản tiền hay sẽ chịu toàn bộ tiền học phí khi người đó tham gia học tập. Ngoài ra, khách sạn cũng tạo những điều kiện linh hoạt vềthời gian, hỗ trợ một phần vềvật chất… để cho người

lao động được thuận lợi hơn trong việc học tập của mình.

Với mỗi hình thức đào tạo đều phải có xét duyệt của Giám đốc khách sạn. Sau

khi khóa đào tạo kết thúc, tổng chi phí được ghi chép đầy đủ và gửi lên phòng kế

toán. Phòng kếtoán sẽ đảm nhiệm xác định kinh phí cho các khóa đào tạo. Do đó,

kết quả dựtính và thực hiện có sự chênh lệch đáng kể vì bộ phận này chỉ dựa trên kếhoạch đào tạo do bộphận nhân sựphụtrách về công tác đào tạo trình lên.

Bảng 2.9: Chi phí đào tạo nhân lực tại khách sạn giai đoạn 2017–2019

Lĩnh vực đào tạo

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng (người) Chi phí (triệu đồng) Số lượng (người) Chi phí (triệu đồng) Số lượng (người) Chi phí (triệu đồng) Đào tạo cán bộquản lý 4 6 6 10,8 6 12,6 Đào tạo nghiệp vụbuồng phòng 8 5,6 7 7 10 13 Đào tạo nghiệp vụbếp 6 6 9 11,7 8 12,8

Đào tạo nghiệp vụlễtân 11 9,9 9 10,8 10 15 Lĩnh vực tài chính–kếtoán 2 2,6 2 3,2 3 5,7

Đào tạo kỹ năng giao tiếp với

khách hàng 40 36 37 44,4 25 37,5

Đào tạo ngoại ngữvà tin học 16 22,4 13 22,1 18 36

Đào tạo văn hóa doanh nghiệp 1 0,5 2 1,6 1 1,1

Đào tạo nghiệp vụkỹthuật 2 1 2 1,6 1 1,1

Đào tạo nghiệp vụnhà hàng 4 3,2 3 3,3 2 2,8

Tổng 94 93,2 90 116,5 84 137,6

(Nguồn: Phòng Nhân sựkhách sạn Mường Thanh Huế)

Qua bảng trên, ta thấy chi phí dành cho đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn

tăng dần qua các năm, quy mô đào tạo khá lớn, chi phí trung bình cho một người

được đào tạo tăng lên hằng năm. Mặc dù số lượng đào tạo giảm nhưng do sự phát triển ngày càng hiện đại nên kéo chi phí tăng lên. Cụ thể, năm 2017 chi phí là 93,2

triệu đồng, đến năm 2018 tăng thành 116,5 triệu đồng (tức là tăng 25% tương đương với 23,3 triệu đồng so với năm 2017) và năm 2019 tăng lên thành 137,6 triệu

đồng (tức là tăng 18,11% tương đương với 21,1 triệu đồng so với năm 2018). Điều này chứng tỏ ban lãnh đạo khách sạn ngày càng quan tâm chú trọng đến công tác

đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại khách sạn mường thanh huế (Trang 69 - 72)