Đánh giá chung về những ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản (Trang 43 - 45)

- Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA): VN bắt đầu thực hiện AFTA/CEPT từ

4.1.3.Đánh giá chung về những ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô.

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp

4.1.3.Đánh giá chung về những ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô.

Ảnh hưởng tích cực của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô

* Đối với nhà nước:

- Chính sách thuế nhập khẩu trong suốt thời gian qua đã thực hiện tốt vai trò của mình đó là bảo hộ nền sản xuất trong nước, điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu. Trong suốt hơn 10 năm (từ năm 1991- 2002), với xu hướng bảo hộ, khuyến khích sản xuất trong nước, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc luôn được áp dụng ở mức thuế suất cao 100%, trong khi thuế nhập khẩu bộ linh kiện lại khá thấp 3%-25%. Không những thế, trong suốt thời gian dài Nhà nước áp dụng chính sách “hạn chế” hay nói đúng hơn là “cấm” nhập khẩu xe nguyên chiếc thông qua việc “cấp giấy phép” (thực tế hầu như không cấp giấy phép cho nhập khẩu ô tô nguyên chiếc). Điều này khiến cho hoạt động nhập khẩu ô tô nguyên chiếc trong khoảng thời gian này là gần như không có. Mãi đến năm 2002 thì Chính phủ thực hiện chủ trương cho phép nhập khẩu xe nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi ngồi (bắt đầu từ năm 2003) và xe dưới 9 chỗ đã qua sử dụng từ tháng 5/2006. Thuế ôtô mới nguyên chiếc mới giảm từ 100% xuống còn 90% vào tháng 11/2005. - Chính sách thuế nhập khẩu ô tô hiện nay đã từng bước đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế, từng bước được cắt giảm theo đúng lộ trình cân đối hài hòa giữa các mức thuế trong ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Hàn Quốc, CEPT/AFTA và các cam kết khi gia nhập WTO. Cụ thể, đối với xe ô tô chở người, mức khởi điểm cắt giảm là 83% từ năm 2009, duy trì đến 2012 và cắt xuống mức 45% vào năm 2018 (cắt giảm từng năm theo cam kết WTO). Đối với ô tô tải: xe tải nhẹ giữ nguyên mức thuế suất 80% (áp dụng từ 2005) hết năm 2008, bắt đầu giảm xuống 74% năm 2009 và đạt mức 50% năm 2019. Xe tải từ 5 tấn-10 tấn giữ mức hiện hành 58% năm 2008 và giảm đều xuống 50% vào năm 2012. Xe tải trên 10 tấn giữ nguyên mức 30% trong suốt lộ trình; xe trên 20 tấn giữ mức 20%; xe chuyên dùng duy trì mức thuế hiện hành 10-15-20% tùy loại. - Chính sách thuế nhập khẩu ô tô cũng góp phần quan trọng vào việc tăng nguồn thu cho thuế nhập khẩu nói riêng và cho ngân sách nhà nước ngân sách nhà nước nói chung.

- Thuế nhập khẩu sẽ tạo ra những sức ép cho các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải liên tục đổi mới. Trước sự thay đổi liên tục của chính sách thuế nhập khẩu thì Công ty CP đầu tư và dịch vụ ô tô Việt Nam phải có những sự thay đổi cho phù hợp. Trước năm 2007 thì thuế nhập khẩu ô tô ít có sự biến động nhưng bắt đầu từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO hồi tháng 1 năm 2007, thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc đã ba lần được điều chỉnh giảm chỉ trong một thời gian ngắn. Trong thời gian này Công ty có chính sách nhập khẩu cầm trừng để hạn chế rủi ro của thuế, chờ thuế suất ổn đinh. Thêm vào đó,do nắm bắt được nhu cầu thị trường về ô tô là vô cùng lớn nên năm 2008 Công ty đã thành lập thêm một trung tâm ô tô nhập khẩu tại TPHCM để đưa thương hiệu của Công ty phát triển rộng trên toàn quốc. Không dừng lại ở đó, năm 2009 Công ty đã thành lập thêm trung tâm kinh doanh xe ô tô đã qua sử dụng tại Hà Nội nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu khách hàng, đa dạng lĩnh vực kinh doanh, không chỉ gò bó trong lĩnh vực ô tô mới nhập khẩu nhiều rủi ro và cạnh tranh.

- Thuế nhập khẩu đã có tác động tích cực đến việc tăng cường công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Ảnh hưởng tiêu cực của chính sách thuế nhập khẩu đến hoạt động nhập khẩu ô tô

*Đối với nhà nước: Một bất cập lớn trong chính sách thuế nhập khẩu ô tô là chính

sách đang được hình thành và phát triển từng bước nên vẫn còn mang tính tình thế là chủ yếu nhằm đối phó với áp lực gia tăng cạnh tranh của thị trường quốc tế. Vì vậy chính sách thuế nhập khẩu ô tô trong thời điểm hiện nay vẫn còn những tồn tại bất cập gây ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước

*Đối với các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất láp ráp ô tô trong nước, họ sẽ

có cơ hội để trục lợi, còn các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ mất đi khả năng cạnh tranh. Chẳng hạn như vào thời điểm 2007, sau khi quyết định giảm thuế nhập khẩu ô tô xuông còn 60% có hiệu lực, giá bán mặt hàng này sau đó giảm đáng kể. Tuy nhiên lợi dụng tình hình nhu cầu mua ô tô trong nước tăng cao. Trong khi các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô không đủ nguồn cung, các liên doanh ô tô thuộc Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam: VAMA quyết không giảm giá bán ô tô. Hiện nay tất cả doanh nghiệp FDI ô tô tại Việt Nam đều đang làm 4 công đoạn chính là hàn, sơn, lắp ráp và kiểm định. Với 4 công đoạn này, tỷ lệ nội địa hóa được tính vào khoảng 10%, còn lại

các linh kiện sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các linh kiện giản đơn,có giá trị rất thấp như: ắc quy, khung ghế ngồi, dây điện... chỉ khoảng 15% vì vậy việc tăng thuế nhập khẩu với các linh kiện này không ảnh hưởng nhiều đến linh kiện nhập và giá xe lắp ráp trong nước sẽ không tăng đáng kể. Thuế nhập khẩu linh kiện ô tô nay chỉ tăng thêm 3% - 5% tùy loại.Nếu cộng thêm các chi phí nhân công máy móc và các loại thuế khác thì giá thành vẫn quá thấp với ô tô nguyên chiếc sau khi chịu thuế. Lợi ích dường như dồn hết về các liên doanh sản xuất trong nước.Với chính sách thuế hiện nay, một ô tô sản xuất lắp ráp trong nước rẻ hơn một ô tô nhập khẩu nguyên chiếc cùng loại hơn một nửa. Mặc dù được bảo hộ nhiều nhưng suốt một thời gian dài ô tô sản xuất lắp ráp trong nước không những ko giảm mà còn tăng giá. Chính sách thuế nhập khẩu cao đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước trục lợi, bóp nghẹt các nhà nhập khẩu ô tô, khiến cho hoạt động nhập khẩu và kinh doanh có thể bị gián đoạn.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của chính sách thuế nhập khẩu tới hoạt động nhập khẩu ô tô từ thị trường Nhật Bản (Trang 43 - 45)