Triển khai nghiên cứu, khảo sát thường xuyên xác định nhu cầu để đáp ứng kịp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tạo động lực làm việc cho người lao động của công ty tnhh mtv tổ hợp cơ khí thaco chu lai (Trang 88 - 89)

5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần chính

3.2.1. Triển khai nghiên cứu, khảo sát thường xuyên xác định nhu cầu để đáp ứng kịp

ứng kịp thời mong muốn, nguyện vọng của NLĐ, CBCNV của Công ty.

Như chúng ta đã biết, Nhu cầu của người lao động khá đa dạng và luôn thay đổi. Chính vì vậy chúng ta cần phải có phương pháp phát hiện ra nhu cầu của người lao động trong từng thời kỳ, theo từng nhóm lao động, phân xem nhu cầu nào cấp bách để tìm ra biện pháp thỏa mãn nhu cầu, góp phần tạo động lực lao động. Chính vì lẽ đó, Định kỳ 06 tháng hoặc một năm, cần tiến hành khảo sát nhu cầu của nhân lực trong công ty. Việc xác định nhu cầu của nhân lực để biết đâu là những ưu tiên cần giải quyết ngay, những nhu cầu nào mang tính thiết thực với từng nhóm người để từ đó có những biện pháp giải quyết. Nếu không biết rõ được nhu cầu của nhân lực thì khi sử dụng các công cụ tạo động lực sẽ không đem lại hiệu quả như công ty mong muốn, vậy cần có phương pháp để xác định nhu cầu của nhân lực trong từng thời kỳ.

Để thực hiện việc triển khai và xác định nhu cầu của người lao động tại Công ty, cần triển khai theo trình tự như sau:

Bước 1: Xác định mục đích của cuộc điều tra khảo sát

Nắm bắt nhu cầu của nhân lực trong công ty để áp dụng các biện pháp tạo động lực thỏa mãn những nhu cầu đó. Nắm bắt quan điểm của nhân lực về các hoạt động của công ty. Đo lường các yếu tố làm cho nhân lực gắn bó và hăng say làm việc. Hoàn thiện các điểm thiếu sót của các hoạt động quản trị nhân lực trong công ty để tạo động lực lao động cho nhân lực được tốt hơn.

Bước 2: Xác định các loại nhu cầu của nhân lực

Theo học thuyết của Maslow nhu cầu của con người được phân thành 5 loại: Nhu cầu sinh lí, nhu cầu an toàn, nhu cầu giao tiếp, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự khẳng định.

Bước 3: Thiết kế bảng hỏi.

Thiết kế các câu hỏi cho mỗi nhu cầu

Thiết kế bảng hỏi điều tra (nên thiết kế xen kẽ các câu hỏi thuộc các nhu cầu khác nhau để tránh những câu trả lời giống nhau). Trong đó dung phương pháp cho điểm để biểu hiện cường độ của từng nhu cầu với 5 mức độ tương ứng là: 1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Không có ý kiến rõ ràng; 4 - Đồng ý; 5 - Rất đồng ý. Phương pháp trả lời: khoanh tròn điểm số phù hợp với suy nghĩ của mình.

Bước 4: Tiến hành thu thập ý kiến của nhân lực.

Lựa chọn đối tượng và tiến hành điều tra theo từng phòng, bộ phận; cần chú ý phân theo các đối tượng cán bộ quản lý, lao động trực tiếp; có thể phân theo mức lương, theo tuổi, theo trình độ, theo thâm niên công tác,...việc phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau sẽ giúp cho việc phát hiện ra nhu cầu chính xác đối với từng đối tượng.

Bước 5: Tổng hợp kết quả và xử lý thông tin để xác định nhu cầu của nhân lực.

Xử lý thông tin phát hiện ra nhu cầu. Bộ phận thực hiện sẽ tổng hợp câu trả lời của người được phỏng vấn. Trên cơ sở đó, xác định được tần suất của mỗi nhu cầu. Nhu cầu nào có tần suất lớn nhất tức là người lao động đang cần được thỏa mãn nhu cầu đó.

Áp dụng phương pháp này có ưu điểm:

Một là, tại một thời điểm nhất định có thể phát hiện ra nhu cầu của từng cá nhân người lao động và do đó tổng hợp lại ta có thể xác định được nhu cầu cấp bách nhất của Công ty. Hai là, thông qua việc xem xét tần suất xuất hiện các nhu cầu cụ thể ta có thể xác định được nhu cầu cấp bách nhất của Công ty và trong từng loại nhu cầu của cá nhân hay toàn Công ty.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tốn kém, mất nhiều thời gian, công sức thực hiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công tác tạo động lực làm việc cho người lao động của công ty tnhh mtv tổ hợp cơ khí thaco chu lai (Trang 88 - 89)