Đối với sản phẩm ví điện tử, tiền từ ví được liên kết và nạp trực tiếp từ tài khoản ngân hàng của khách hàng nên ngân hàng có thể dễ dàng quản lý. Nhưng đối với Mobile Money thì lại khác, khách hàng có thể gửi tiền trực tiếp cho các nhà mạng mà không cần thông qua hệ thống ngân hàng. Vì vậy, Mobile Money tiềm ẩn nhiều rủi ro cao hơn so với các phương thức thanh toán khác trên thị trường.
Sau đây, nhóm nghiên cứu sẽ trình bày một số rủi ro và đề xuất giải pháp xử lí nhằm hoàn thiện dịch vụ Mobile Money tốt hơn.
− Nếu cho các doanh nghiệp viễn thông phát hành dịch vụ thanh toán Mobile Money thì điều này cũng đồng nghĩa là trao cho họ chức năng tạo tiền. Với hạn chế trong kiểm soát tiền điện tự do không liên kết hệ thống ngân hàng, điều này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng cung tiền và chính sách tiền tệ. Vì vậy, Chính phủ cần đưa ra các quy định rõ ràng, cụ thể, chế tài nghiêm khắc để đảm bảo nguyên tắc 1:1, không trả lãi trên số dư tài khoản;
− Do hạn mức quy định đối với một tài khoản Mobile Money tối đa chỉ 10 triệu đồng nên thực tế số tiền giao dịch trên mỗi tài khoản không lớn. Nhưng nếu khoản 30% số người trưởng thành chưa có tài khoản ngân hàng sử dụng Mobile Money, thì dòng tiền lưu thông qua dịch vụ này cũng lên đến đến vài chục nghìn tỷ đồng / tháng. Vì vậy, rất có thể các doanh nghiệp viễn thông sẽ sử
dụng tiền này của khách hàng cho các mục đích khác, hay đầu tư một cách rủi ro,… thiệt hại lớn cho khách hàng. Trong trường hợp này thì tuỳ vào mức độ có thể phạt hành chính, thậm chí rút lại giấy phép kinh doanh. Ngoài ra cần xây dựng một cơ quan quản lý rõ ràng, nếu quản lý lỏng lẻo phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Nếu không làm được điều đó, mà chỉ dựa vào báo cáo của các doanh nghiệp, thì tất cả chỉ đơn thuần là những báo cáo giấy không có giá trị; − Một rủi ro khác có thể kể đến đối với một dịch vụ thanh toán mới như Mobile
Money đó là trục trặc kỹ thuật trong quá trình chuyển tiền. Ví dụ điển hình là lỗi mạng, lỗi hệ thống, tắc nghẽn hệ thống, lỗi không thực hiện được giao dich, hay đã thực hiện được giao dịch nhưng không nhận được tiền,… Điều này đòi hỏi chính doanh nghiệp viễn thông phải đảm bảo tốt trong xây dựng hệ thống kỹ thuật, có phương pháp xử lý khi xảy ra sự cố. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần có trung tâm hỗ trợ khách hàng chuyên biệt nhằm giải quyết, hướng dẫn cho khách hàng, tạo sự thông suốt trong giao dịch, tránh gây thiệt hại cho chủ tài khoản;
− Rủi ro mất và lộ dữ liệu thông tin khách hàng là vấn đề nghiêm trọng mà Mobile Money phải đặc biệt quan tâm thực hiện nghiêm ngặt. Do đó các doanh nghiệp viễn thông phải xây dự hệ thống kỹ thuật đảm bảo việc bảo mật thông tin và định danh khách hàng. Đồng thời cũng có các quy định chi tiết về pháp lý trong việc xử lý, áp dụng chế tài khi các doanh nghiệp tắc trách, không đảm bảo thực hiện;
− Dù là tỷ lệ nhỏ nhưng nguy cơ phát sinh các vấn đề như sử dụng Mobile Money để đánh bạc online, tài trợ khủng bố, lừa đảo, rửa tiền,… Do đó, các đơn vị liên quan như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Thông tin và Truyền thông, các ngân hàng, doanh nghiệp viễn thông phải có cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ để hạn chế các rủi ro trên phát sinh;…