5. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn được điều tra, khảo sát thực tế của đơn vị quản lý KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Mục đích thu thập thông tin là nhận định, đánh giá thực trạng của từng lĩnh vực cụ thể trong quản lý KCHTTM: Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ.
Đối tượng thu thập thông tin là các cán bộ quản lý, cá nhân kinh doanh, quản lý về siêu thị, TTTM, chợ trên địa bàn tỉnh.
Thu thập thông tin bằng những phiếu điều tra để đo lường mức độ hài lòng của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đối với công tác quản lý KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể:
Nhóm 1 Nhóm 2
Đối tượng: Các cán bộ quản lý - UBND các cấp
- Sở, ban, ngành - Các ban quản lý
Đối tượng: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh
Nhóm đối tượng cán bộ quản lý trong đề tài lựa chọn hết để phát phiếu khảo sát do vậy không có bất kỳ công thức chọn mẫu hay cách thức chọn mẫu nào được áp dụng.
Đối với nhóm đối tượng tổ chức, cá nhân kinh doanh do số lượng lớn do vậy đề tài tiến hành chọn mẫu theo công thức của Slovin như sau:
n =
N 1+Ne2
Trong đó:
n: Qui mô mẫu N: Tổng thể e: Sai số cho phép (5%) Ta có: n = 15.000 = 400 người 1+15.000.(0,05 0,05)
Điều tra sử dụng bảng hỏi được thiết kế với các chỉ tiêu định tính và đo theo thang đo 5 cấp của Likert với các mức đánh giá và ý nghĩa của giá trị bình quân sau khi tính toán như sau:
Bảng 2.1. Thang đo likert và mức ý nghĩa của giá trị bình quân
Mức đánh giá
của người hỏi Ý nghĩa Giá trị bình quân
Ý nghĩa mức đánh giá
1 Hoàn toàn không đồng ý 1,00 - 1,80 Yếu
2 Không đồng ý 1,81 - 2,60 Kém
3 Phân vân 2,61 - 3,40 Trung bình
4 Đồng ý 3,41 - 4,20 Khá
5 Hoàn toàn đồng ý 4,21 - 5,00 Tốt
Phân tích Thang đo:
Với giá trị 1,00-1,80 được đánh giá là yếu bởi có thể ở một khía cạnh, một số tổ chức, cá nhân chưa nắm bắt kịp thời các cơ chế, chính sách cũng như việc quản lý KCHTTM, bởi QLKCHTTM không chỉ đơn thuần là việc chúng ta nhìn bằng trực quan mà là cả một hệ thống thực hiện bới các quy trình, quy định, pháp luật.
- Mức 2: Không đồng ý:
Với giá trị 1,81-260 được đánh giá là kém bởi cũng như một phần ở trên do một số tổ chức, cá nhân chưa nắm bắt kịp thời, chưa thực sự hài lòng với cơ chế, chính sách, quy định cũng như chưa được hưởng các ưu đãi của chính sách đem lại, từ đó có những đánh giá chưa thực sự đúng về công tác này.
- Mức 3: Phân vân:
Với giá trị từ 2,61- 3,40 được đánh giá là trung bình bởi một số tổ chức, cá nhân chưa hiểu hết về công tác này mà nhà nước quản lý, phân vân chưa thực sự hiểu, tin vào chính sách cũng như việc quản lý về hạ tầng thương mại.
- Mức độ 4: Đồng ý
Với giá trị từ 3,41- 4,20 được đánh giá là khá bởi các tổ chức, cá nhân thấy được các cơ chế, chính sách kết cấu hạ tầng thương mại hàng năm được tỉnh chỉ đạo các sở, ngành có các chương trình, kế hoạch kiểm tra, đánh giá về công tác quản lý để từ đó rút ra những kinh nghiệm, khắc phục những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý kết cấu hạ tầng thương mại.
- Mức độ 5: Hoàn toàn đồng ý:
Với giá trị từ 3,41- 4,20 được đánh giá là tốt bởi các tổ chức, cá nhân nắm bắt được các cơ chế, chính sách cho việc quản lý kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh,các sở, ngành quan tâm, xây dựng với các quy định cơ chế, chính sách phù hợp, có chính sách ưu đãi đầu tư trong và ngoài nước, cùng với đó là bộ máy quản lý có đầy đủ năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc khoa học.