5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Tổ chức quản lý công tác kết cấu hạ tầng thương mại
* Văn bản quy phạm pháp luật về quản lý KCHTTM:
Căn cứ Luật Thương mại năm 2005; Căn cứ Luật Thương mại năm 2017; Căn cứ Luật Xây dựng 2014;
Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020;
Căn cứ Quyết định số 487/QĐ-UBND, ngày 09/3/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc Phê duyệt quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại bao gồm: Chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm phân phối trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2020;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP, ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ- CP ngày 17/4/2018 cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 1543/QĐ-UBND, ngày 21/6/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Thương mại tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2020, định hướng 2025;
Căn cứ Quyết định số 41/2012/QĐ-UBND,ngày 15/11/2012 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Căn cứ Quyết định số 3098/QĐ-BCT, ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2010, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 260/QĐ-TTg ngày 27/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Văn kiện đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX.
* Trách nhiệm QLNN trong việc quản lý KCHTTM:
Đối với cơ quan QLNN: Quản lý KCHTTM là chức năng của các sở, ngành trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:
1. Sở Công Thương: Sở Công Thương là cơ quan đầu mối có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với
KCHTTM. Một số nhiệm vụ cụ thể của Sở Công Thương trong quản lý nhà nước về KCHTTM như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Kế hoạch & đầu tư, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Tài chính và các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Tổ chức quản lý Quy hoạch KCHTTM theo thẩm quyền và chức năng nhiệm vụ được giao. Phối hợp với UBND các cấp huyện lập kế hoạch xoá bỏ các chợ, TTM, Siêu thị, TT logistics không nằm trong quy hoạch, các tụ điểm buôn bán tự phát trình UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, UBND cấp huyện tổ chức điều tra khảo sát, thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt phân hạng các chợ theo quy định.
- Xây dựng kế hoạch đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo HTTM hàng năm, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt; tham gia thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp chợ đầu mối, chợ hạng 1 trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành thẩm định phương án bố trí sắp xếp kinh doanh các ngành hàng, điểm kinh doanh tại các chợ đầu mối, chợ hạng 1 trình UBND tỉnh phê duyệt. Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt nội quy chợ đầu mối, chợ hạng 1.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh thành lập, giải thể và quy định chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý chợ đầu mối, chợ hạng 1; hướng dẫn UBND cấp huyện trong việc thành lập, giải thể và quy định chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý chợ hạng 2, hạng 3 (chợ do Nhà nước đầu tư vốn).
- Thẩm định nội dung quản lý ngành các dự án đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp các HTTM.
- Báo cáo UBND tỉnh về công tác giám sát, đánh giá tổng thể các dự án đầu tư HTTM có sử dụng ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
- Hướng dẫn, tổng hợp kế hoạch chuyển đổi mô hình tổ chức kinh doanh khai thác, quản lý HTTM hàng năm của UBND cấp huyện trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các Ban quản lý HTTM về chính sách, nghiệp vụ quản lý, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác quản lý về các tiêu chí cụ thể...
- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ, TTTM, Siêu thị. Thực hiện kiểm tra phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trên địa bàn.
- Theo dõi, tổng hợp và đánh giá kết quả hoạt động của các loại hình cụ thể, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác quy hoạch, kế hoạch, thực hiện các chính sách về phát triển và quản lý KCHTTM.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác về phát triển và quản lý KCHTTM được UBND tỉnh giao.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện:
- Tham mưu UBND tỉnh trong phân cấp quản lý các dự án đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp hạ tầng thương mại trên địa bàn.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện phân bổ vốn cho dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo hạ tầng thương mại bằng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước.
- Là cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh liên hệ với cơ quan chức năng của Bộ Kế hoạch và đầu tư để phối hợp giải quyết nguồn vốn đầu tư xây dựng chợ cho tỉnh; Chủ trì phối hợp với Sở Công Thương tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh danh mục các dự án đầu tư xây dựng chợ cần hỗ trợ, trình Bộ Kế hoạch và đầu tư xem xét, bố trí nguồn vốn từ ngân sách Trung ương.
- Kiểm tra, đánh giá, giám sát các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp HTTM có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
- Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện đúng quy trình đầu tư; trong đó yêu cầu chủ đầu tư lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường để trình thẩm định, phê duyệt trước khi được cấp phép xây dựng.
- Giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng HTTM từ ngân sách Nhà nước và chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư xây dựng chợ theo quy định.
3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan:
- Hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho các Ban quản lý chợ, các doanh nghiệp, HTX đầu tư xây dựng HTTM theo quy định hiện hành.
- Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương.
- Phối hợp với các ngành trong công tác giải quyết những vướng mắc trong cơ chế đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh khai thác chợ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính.
- Phối hợp thanh, kiểm tra đối với các chợ trên địa bàn theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
4. Sở Nội vụ: Phối hợp với Sở Công Thương trình UBND tỉnh thành lập, giải thể và quy định chức năng, nhiệm vụ tổ chức bộ máy quản lý HTTM trên địa bàn.
- Giải quyết vướng mắc về tổ chức bộ máy và biên chế của các Ban quản lý chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công nhân viên chức nhà nước làm việc tại các Ban quản lý chợ.
- Giải quyết vướng mắc về thực hiện chế độ đối với cán bộ nhân viên thuộc Ban quản lý chợ trong biên chế Nhà nước khi chuyển sang doanh nghiệp hoặc HTX.
5. Sở Xây dựng: Giải quyết các thủ tục về đầu tư xây dựng chợ đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo HTTM.
Quản lý hoạt động xây dựng HTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định của pháp luật.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Hướng dẫn các Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện:
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, dành quỹ đất và sử dụng quỹ đất để đầu tư xây dựng HTTM theo kế hoạch hàng năm, tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt; kiểm tra, đánh giá công tác đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Tham mưu, hướng dẫn việc tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt.
7. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan, UBND các huyện:
- Triển khai xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp HTTM gắn với các chương trình, đề án xây dựng nông thôn mới và theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra hộ kinh doanh đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại chợ.
8. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện hướng dẫn, kiểm tra hộ kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ, TTTM, siêu thị theo quy định của Luật an toàn thực phẩm và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
9. Công an tỉnh Thái Nguyên: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy và xử lý các vi phạm theo thẩm quyền tại các HTTM theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Thẩm duyệt, thẩm định thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các dự án quy hoạch, dự án xây dựng, công trình xây dựng.
- Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) cho lực lượng PCCC&CNCH.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về PCCC theo quy định.
10. Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn các địa phương, đơn vị trong công tác quy hoạch; làm thủ tục đấu nối đối với các chợ, TTTM, siêu thị trên các tuyến đường quốc lộ.
- Cấp phép đấu nối giao thông cho các chợ, TTTM, siêu thị trên các tuyến đường tỉnh,…
11. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng, chống cháy, đối với tập thể, cá nhân người sử dụng lao động tham gia kinh doanh trên địa bàn.
Giải quyết vướng mắc về chế độ, chính sách đối với các cán bộ, công nhân viên, người lao động (ngoài biên chế) làm việc tại các Ban quản lý chợ.
12. Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên: Hướng dẫn các chi cục tại địa phương trong việc thực hiện quản lý thu ngân sách và thực hiện nghĩa vụ tài chính của các chợ, TTTM, siêu thị trên địa bàn tỉnh.
13. Liên minh Hợp tác xã tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện tuyên truyền, phổ biến về pháp luật, chính sách phát triển, quản lý chợ TTTM, siêu thị và mô hình hợp tác xã kinh doanhcó hiệu quả.
Phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện hình thành mô hình Hợp tác xã quản lý chợ và từng bước chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý chợ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quản lý sang Hợp tác xã quản lý chợ.
Đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện:
- Phối hợp với các Sở, ngành trong công tác xây dựng, rà soát và bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, TTTM, siêu thị trên địa bàn.
- Phối hợp với các Sở, ngành của tỉnh, tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng kiến thức pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, khai thác, quản lý chợ.
- Lập kế hoạch dài hạn, ngắn hạn đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp chợ trên địa bàn theo quy hoạch và hướng dẫn của Sở, ngành. Thực hiện công tác giải tỏa các chợ tự phát, chợ không nằm trong quy hoạch, các tụ điểm buôn bán không đúng quy định trên địa bàn.
- Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của các Ban quản lý chợ đối với các chợ hạng 2, hạng 3 do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng đang hoạt động, do Ban quản lý chợ điều hành.
- Thẩm định, phê duyệt phương án hỗ trợ thương nhân đang kinh doanh tại chợ phải di dời sang chợ tạm hoặc nghỉ kinh doanh khi tiến hành đầu tư xây dựng mới, xây dựng lại, cải tạo nâng cấp các hạng chợ trên địa bàn.
- Tổ chức xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và kiểm tra việc thực hiện Bản cam kết bảo vệ môi trường.
- Phê duyệt phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ hạng 2, hạng 3 của Ban quản lý chợ, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ. Phê duyệt Nội quy của các chợ hạng 2 và hạng 3.
- Xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện kế hoạch chuyển đổi mô hình quản lý chợ từ Ban quản lý chợ hoặc Tổ quản lý chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư sang Doanh nghiệp hoặc Hợp tác xã kinh doanh, khai thác và quản lý chợ trên địa bàn.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát chất lượng xây dựng công trình các hạng chợ có sự hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành và thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng đất, kinh doanh, văn minh thương mại, trật tự, an toàn
xã hội, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy và các quy định khác, thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các chợ trên địa bàn. - Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, giải quyết các vướng mắc, khiếu nại theo thẩm quyền liên quan đến hoạt động của chợ TTTM, siêu thị trên địa bàn. - Định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo tình hình đầu tư các dự án về chợ, tình hình hoạt động kinh doanh tại chợ trên địa bàn về Sở Công Thương; sơ kết, tổng kết đánh giá hoạt động chợ trên địa bàn, đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp trong phát triển và quản lý chợ (Nguồn: Theo Quyết định số 1138/QĐ-UBND ngày 10/6/2014).