Đánh giá kết quả thực hiện quản lý KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.8. Đánh giá kết quả thực hiện quản lý KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

thời gian qua

3.3.8.1. Những Thành tựu đạt được từ kết quả quản lý kết cấu hạ tầng thương mại

Quản lý Nhà nước về KCHTTM của Thái Nguyên những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Sở Công Thương đã thực hiện chức năng tổ chức, hướng dẫn chính sách, pháp luật, quy hoạch, định hướng kế hoạch phát triển thương mại, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, phối hợp với các ngành có chức năng liên quan khác, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, góp phần thiết lập trật tự kỷ cương trong kinh doanh thương mại trên địa bàn Tỉnh. Qua đó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trao đổi hàng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Các chính sách, văn bản pháp quy trong công tác quản lý được ban hành đầy đủ và kịp thời thuận lợi trong công tác quản lý cả của người quản lý và người bị quản lý.

Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ, đồng bộ được người hỏi đánh giá khá cao, công tác lập kế hoạch trong quản lý kết cấu hạ tầng thương mại được người hỏi đánh giá khá cao, tuy nhiên còn một số nội dung chỉ ở mức trung bình cho thấy cần phải tiếp tục cải tiến hơn nữa.

Việc tổ chức thực hiện khá tốt, tuy nhiên cũng cần phải phát huy đặc biệt trong công tác thanh kiểm tra việc quản lý kết cấu hạ tầng thương mại cần lưu tâm và thực hiện thường xuyên hơn tránh đề vụ việc đáng tiếc sảy ra.

Với chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần và bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển và hình thành được hệ thống gồm nhiều loại hình kết cấu hạ tầng thương mại.

Sự phát triển KCHTTM trên các địa bàn Tỉnh đã tạo điều kiện cho nhân dân được các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống với giá cả không chênh lệch nhiều giữa các vùng miền, nhân dân cũng có điều kiện để bán được một phần sản phẩm do họ tự sản xuất ra, góp phần giảm bớt khó khăn trong sản xuất, đời sống, phát triển sản xuất hàng hoá và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh.

Việc phát triển KCHTTM trên thị trường Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá lưu thông tăng nhanh, số mặt hàng đưa ra trao đổi trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của sản xuất, góp phần quan trọng vào sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện đời sống các tầng lớp dân cư. Mặt khác, nó cũng góp phần giải quyết việc làm, thực hiện phân công lại lao động trong Tỉnh.

KCHTTM vẫn còn những điểm chưa hợp lý và đòi hỏi cần có những chính sách để phát triển hiệu quả. Một số hạn chế như tính hữu dụng của một số công trình chưa cao, sự phân bố chưa hợp lý, cơ sở vật chất- kỹ thuật và phương thức kinh doanh còn lạc hậu, trình độ cán bộ trực tiếp quản lý chợ, siêu thị còn thấp, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy còn nhiều hạn chế. Đây là hạn chế trong công tác quy hoạch cần phải lưu ý khắc phục trong thời gian tới.

Các chính sách cơ bản đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên, hiện có ít quy định đề cập đến chính sách phát triển KCHTTM, chủ yếu mới chỉ có chính sách phát triển đối với từng loại hình cụ thể như chợ mà chưa có nhiều chính sách phát triển KCHTTM như một tổng thể các loại hình với nhau. Chính sách hỗ trợ từ nhà nước để phát triển một số loại hình và phân hạng KCHTTM đã được đề cập trong một số văn bản, tuy nhiên trên thực tế chính sách này chưa được thực hiện hiệu quả. Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển KCHTTM còn hạn chế, chưa phù hợp, chính sách cho phát triển như ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, chuyển đổi mô hình quản lý chợ còn chậm, chưa hiệu quả. Các quy hoạch được ban hành hợp lý, có căn cứ khoa học, song thực thi quy hoạch thì chưa tốt. Các chính sách về chế độ bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn đối với cán bộ làm công tác quản lý nhà nước ở địa phương chưa được thực sự quan tâm và chưa phù hợp. Những hạn chế này ảnh hưởng đến sự phát triển KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Đánh giá công tác quản lý kết cấu hạ tầng thương mại

3.4.1. Đánh giá về việc ban hành, thực thi Chính sách, cơ chế

Bảng 3.5. Đánh giá của người hỏi về việc ban hành chính sách, cơ chế

TT Tiêu chí

Cán bộ quản lý Người kinh

doanh/DN Giá trị bình quân Mức ý nghĩa Giá trị bình quân Mức ý nghĩa 1 Có đầy đủ chính sách 4.00 Khá 4.00 Khá 2 Chính sách ban hành kịp thời 4.00 Khá 3.99 Khá

3 Các chính sách hiện nay là phù hợp trong quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng TM

3.99 Khá 3.99 Khá 4 Các chính sách dễ vận dụng 3.92 Khá 3.89 Khá 5 Việc thực thi chính sách đầy đủ và đúng 3.94 Khá 4.01 Khá

Trung bình chung 3.97 khá 3.98 khá

Nguồn: số liệu khảo sát năm 2019

Ghi chú: 1,00-1,80: Yếu; 1,81-2,60: Kém; 2,61-3,40 Trung bình; 3,41- 4,20: Khá; 4,21-5,00: Tốt

Nhìn bảng đánh giá của người hỏi về việc ban hành chính sách, cơ chế ta có thể thấy được với việc quản lý kết cấu hạ tầng hiện nay được Chính phủ, tỉnh rất quan tâm quản lý; Trung ương đã ban hành các cơ chế, chính sách chung, từ đó tỉnh triển khai, ban hành chính sách kịp thời, có đầy đủ các quy trình, quy định cũng như cơ chế chính sách, ưu đãi đầu tư phát triển lĩnh vực KCHTTM trên địa bàn tỉnh phù hợp với tình hình phát triển hiện nay, các chính sách rõ dàng, áp dụng những ưu đãi rất cụ thể (về vay vốn ưu đãi, hỗ trợ san lấp mặt bằng, tiền thuê đất, công tác đào tạo, phòng cháy chữa cháy, môi trường...) dễ áp dụng đối với các đơn vị đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)