5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Thực trạng kết cấu hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Quản lý nhà nước về KCHTTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, các Sở, ngành đã phát huy được vai trò quản lý, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc phát triển KCHTTM.
- Thực trạng các chợ trên địa bàn tỉnh hàng năm được xây mới, nâng cấp, cải tạo phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Tuy nhiên các chợ tạm vẫn còn nhiều do điều kiện họp chợ tại các xã vùng sâu vùng xa mỗi tháng họp 3,4
phiên, mỗi phiên chỉ họp vào 1 buổi sáng vì vậy cơ sở hạ tầng chợ chưa được đầu tư, phát triển.
- Các hệ thống Trung tâm thương mại trên địa bàn được tỉnh quan tâm, ưu tiên cho đầu tư phát triển, hiện các trung thâm thương mại đã phát huy được hiệu quả kinh doanh, sứng tầm với mô hình kinh doanh hiện đại, phù hợp với sự phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên vẫn còn một số dự án trung tâm thương mại đã được tỉnh phê duyệt nhưng chưa được đầu tư xây dựng đúng thời gian, bởi công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khóa khăn, vướng mắc...
- Các hệ thống siêu thị trên địa bàn đang phát triển mạnh, đảm bảo việc đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân không những trong tỉnh mà cả trong khu vực. Bên cạnh những siêu thị còn có các cửa hàng bán lẻ tự chọn, chất lượng hàng hóa được đảm bảo, chất lượng.
- Hệ thống dịch vụ Logictics trên địa bàn tỉnh đang được tỉnh quan tâm, giành quỹ đất cho việc đầu tư hệ thống và đang kêu giọi nhà đầu tư vào đầu tư hện thống tại các cụm, khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Trung tâm hội chợ triển làm thương mại cũng đang được tỉnh chú trọng, quy hoạch cấp vùng, ưu tiên và giành quỹ đất cho việc này.