PHÂN XÃ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TẠI QUẢNG NGÃ

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 98 - 99)

I. BÁO CHÍ 1 BÁO VIẾ T

3.PHÂN XÃ THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM TẠI QUẢNG NGÃ

Dưới dự lãnh ựạo của Khu ủy Khu V, từ cuối năm 1960 Thông tấn xã Giải phóng Khu V ựược thành lập (trực thuộc Ban Tuyên huấn Khu V), gồm các bộ phận: bộ phận phóng viên và biên tập; bộ phận ựài minh ngữ. Bộ phận phóng viên và biên tập có nhiệm vụ viết tin, biên tập, chuyển cho Ban Tuyên huấn duyệt, rồi ựưa cho bộ phận đài minh ngữ phát ựi ra Việt Nam Thông tấn xã, cho Thông tấn xã Giải phóng Trung ương Cục miền Nam, ựể lưu trữ và cũng ựể phát trên đài Tiếng nói Việt Nam, đài Phát thanh Giải phóng, các báo ở trung ương. Từ năm 1968 ựến năm 1975 mạng lưới phóng viên, biên tập viên và ựài minh ngữựược bố trắ ựều khắp các nơi ở Khu V, nhất là sau chiến dịch Xuân - Hè 1972 ựến chiến dịch mùa Xuân năm 1975. Lúc này mỗi tỉnh ựã tăng cường thêm từ 2 - 3 phóng viên, do Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy quản lý. Việc phát tin, ựiện báo, ựều qua máy phát ựiện quay bằng tay (ragônô). Vì thế, muốn phát một tin 300 - 400 chữ phải mất thời gian 15 - 20 phút với 4 - 5 người quay máy lẫn phát tin (9).

Sau ngày giải phóng, bộ phận Phân xã Thông tấn xã Giải phóng vẫn trực thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, tiếp tục phụ trách việc viết bài, biên tập và phát tin ra Việt Nam Thông tấn xã. Khi tỉnh Quảng Ngãi nhập chung với tỉnh Bịnh định, bộ phận Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Ngãi nhập chung với Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Bình định thành Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Nghĩa Bình.

Sau ngày tái lập tỉnh, Phân xã Thông tấn xã Việt Nam tại Quảng Ngãi ựược thành lập, ựóng tạm tại Nhà khách Ủy ban nhân dân tỉnh với 2 cán bộ, phóng viên, vừa ựảm trách viết tin bài, vừa thu phát tin qua hệ thống moóc. đến cuối năm 2005, Phân xã có trụ sở làm việc khang trang tại ựường Hai Bà Trưng, với 3 cán bộ

phóng viên và một số cán bộ giúp việc khác. Trang thiết bị của Phân xã hoàn toàn hiện ựại như các Phân xã khác trong cả nước.

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 98 - 99)