NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI SA HUỲNH CỔ

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 48 - 49)

I. NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 1 NGH Ệ THUẬT DIỄN XƯỚ NG

2.1.NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI SA HUỲNH CỔ

2. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

2.1.NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI SA HUỲNH CỔ

Những cuộc khai quật khảo cổ học trên vùng ñất Quảng Ngãi trong suốt gần 100 năm qua, kể từ ngày Vinê phát hiện ra nền Văn hóa Sa Huỳnh, thì hàng nghìn hiện vật của người Sa Huỳnh cổ vốn chìm lấp trong lòng ñất hơn 2 thiên niên kỷ ñược

phơi bày dưới ánh sáng của thời hiện ñại. Trong hàng nghìn hiện vật ấy, có không ít những hiện vật có giá trị cao về mặt tạo hình. Các nhà khảo cổ học ñã tìm thấy tại Long Thạnh những con lăn in hoa văn tinh tế, các mộ vò táng cao, bụng phình, có hoa văn hình sóng biển quanh thân; các loại hoa tai hình vành khuyên mà mặt cắt thì hình chữ nhật, các chuỗi hạt hình ñốt trúc tiện gò nổi tinh vi. Tại di tích Bình Châu - Bầu Trám, thuộc giai ñoạn Trung kỳñồng thau, các mộ vò có hoa văn màu trắng, trang trí các họa tiết cây lúa, dích dắc, mây mưa... Tại Xóm Ốc (ñảo Lý Sơn), các nhà khảo cổ học cũng tìm thy các mộ nồi tô hồng hoàng, trang trí họa tiết, hoa văn thừng, băng chì; các loại bát bồng, bình con tiện... bằng gốm tô ánh chì, ñỏ, in chấm, khắc vạch theo nhiều ñường nét khác nhau, như sóng nước, tam giác, vảy cá, hình ngọn lửa... Tại di chỉ Suối Chình, cũng trên ñảo Lý Sơn, hàng vạn mảnh gốm có trang trí hoa văn, như hoa văn ñập thừng, hoa văn khắc vạch sóng nước, hoa văn in chấm, hoa văn vỏ sò, hoa văn tô màu ñen, ñỏ... cũng ñược tìm thấy. Dù chưa ñược miêu tả ñầy ñủ, nhưng tất cả những hiện vật ñược nhào nặn, ñẽo gọt, trang trí vừa giới thiệu trên ñã chứng tỏ cư dân tiền Sa Huỳnh - Sa Huỳnh, ngay từ 2.500 năm - 3.000 năm trước, ñã biểu hiện óc thẩm mỹ của họ trên ngay những vật dụng sinh hoạt hàng ngày.

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 48 - 49)