KIẾN TRÚC THÀNH QUÁCH

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 76 - 77)

I. KIẾN TRÚC DÂN GIAN /TRUYỀN THỐNG

6. KIẾN TRÚC THÀNH QUÁCH

THÀNH CỔ CHÂU SA

Nằm ở xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, còn gọi là thành Hời, là một ngôi thành ựất ựược xây dựng vào khoảng thế kỷ IX - X. Phắa tây giáp núi Bàn Cờ, nam giáp sông Trà Khúc, bắc giáp núi đầu Voi. Thành Châu Sa gồm một thành ngoại và một thành nội, theo bình ựồ hình chữ nhật. Thành nội chiều ngang 558m, chiều dài 586m, chân rộng 25m, bề mặt rộng 5,2m. Thành ngoại có hai bờ dài 600m, chạy ra giáp sông Trà Khúc. Thành có hào rộng 12m, bọc thành ngoài. Sách đại Nam nhất thống chắ, phần về "tỉnh Quảng Ngãi", có ghi là chu vi thành hơn 5 mẫu, 2 sào.

HỆ THỐNG PHÒNG THÀNH CỔ LŨY

Thuộc xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa, nằm bên hữu ngạn sông Trà Khúc, gần cửa đại Cổ Lũy, do vương quốc Chămpa xây dựng vào khoảng thế kỷ IX, X, là hệ thống phòng thành cho thành Châu Sa. Hệ thống phòng thành Cổ Lũy có 3 vòng thành: thành Bàn Cờ, thành Hòn Yàng, lũy Cổ Lũy.

Thành Bàn Cờ là công trình chắnh của hệ thống phòng thành Cổ Lũy, có hình thang cân, cạnh trên 52m, ựáy 60m, cao 25m, diện tắch mặt thành khoảng 500m2.

Bờ thành Bàn Cờ vốn ựược xây bằng gạch. Trên mặt thành có tháp Chăm, nhưng nay ựã bị phá, chỉ còn ngổn ngang gạch vỡ.

Thành Hòn Yàng, cách thành Bàn Cờ khoảng 300m về phắa bắc, gần sát sông Trà Khúc, là một thành cổ ựược ựắp bằng ựất, nhỏ hơn thành Bàn Cờ, cũng có 2 bờ thành nội và ngoại.

Lũy Cổ Lũy nằm cách cửa đại khoảng 700m, nay còn ắt dấu vết. THÀNH CỔ XUÂN QUANG

Thuộc thôn Xuân Quang, xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, do Trấn Nam dinh Phó ựô tướng Mai đình Dõng tổ chức xây dựng từ cuối thế kỷ XVI. Sách đại Nam nhất thống chắ, Quảng Ngãi nhất thống chắ cũng cho biết, thành Xuân Quang ựược ựắp bằng ựất, cao 5 thước (2m), ựông tây 53 trượng (106m), nam bắc 92 trượng (184m). Nay thành ựã bị tàn phá, chỉ còn lại một vài dấu tắch.

THÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI

Nằm trong khu vực thành phố Quảng Ngãi hiện nay. Thành ựược xây dựng từ 1807, xây ựá ong năm 1815. Thành tỉnh Quảng Ngãi có kiến trúc theo kiểu vôbăng (vauban) của người Pháp, bình ựồ vuông, ựược xây bằng ựá ong, chu vi hơn 2.000m, cao 4m, tổng diện tắch trên 26ha. Thành có 3 cửa là đông, Tây, Bắc (1). Bên trong cửa thành có các con ựường lát gạch. Cửa thành xây hình vòm cuốn, có vọng lâu, có trang bị súng thần công. Hào thành rộng hơn 20m, thông với sông Trà Khúc. Thời phong kiến, trong thành có các ty Phiên, ty Niết (ty Bố chánh và ty Án sát) là các cơ quan ựứng ựầu chắnh quyền cấp tỉnh, hành cung (nơi dành cho vua nghỉ trên ựường kinh lý), sau còn có các dinh thự khác, như dinh Tuần vũ, Lãnh binh, đốc học, Thái y viện... vào thời Pháp thuộc còn có Sở Lục lộ, Dinh Phó sứ, Bưu ựiện... Thành ựược san bằng ựể thực hiện tiêu thổ kháng chiến từ năm 1947, nên ngày nay chỉ còn một vài dấu vết ở phắa nam và phắa ựông thành, hào thành.

Trước khi thành Quảng Ngãi dời vềựịa ựiểm hiện nay, lỵ sở dinh, trấn Quảng Ngãi ựóng ở Phú Nhơn, Sơn Tịnh, sau dời về làng Phú đăng (thuộc phủ Tư Nghĩa), nhưng nay các thành này gần như không còn dấu vết. Thành Phú đăng hiện cũng chưa xác ựịnh ựược ựịa ựiểm.

Ở Quảng Ngãi còn có thành cổ Bình Sơn, thuộc huyện Bình Sơn, sách đại Nam nhất thống chắ và các sử liệu cũ khác có ghi: thành ở phắa tây trại An Hòa và Kim Thành, tương truyền thành là lỵ sở cũ của huyện Bình Dương ựời Lê, chỗ ựóng thành là Thượng Nha. Nay dấu vết thành cũng ựã hoàn toàn mờ nhạt.

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)