NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI CA DONG

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 53 - 54)

I. NGHỆ THUẬT DÂN GIAN 1 NGH Ệ THUẬT DIỄN XƯỚ NG

2. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH

2.6. NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH CỦA NGƯỜI CA DONG

Cũng giống như các dân tộc anh em trên miền núi Quảng Ngãi, người Ca Dong luôn chú trọng ñến nghệ thuật tạo hình trên các ñồ dùng sinh hoạt cũng như trong lễ hội. Giống như người Cor, những quan niệm về nghệ thuật tạo hình của người Ca Dong tập trung trên cây nêu trong lễ hiến sinh trâu.

Cây nêu của người Ca Dong chia làm 3 phần: phần gốc (làm bằng gỗ sến hay chò), phần thân (làm bằng cây tre lồ ô) và phần ngọn (làm bằng nứa). Người Ca Dong tập trung trang trí các hoa văn họa tiết trên phần thân và phần ngọn của cây nêu. Trên phần thân có tầng ra vai với những dải kring ning (chuông na). Rai vai

là 2 mảnh gỗ trang trí các hoa văn màu ñen, ñỏ, trắng, vắt chéo nhau qua thân nêu, có 4 núm, tượng trưng cho 4 gò vú của con chó Cót Anh (của thần Tờ Trót) trong thần thoại Ca Dong. Tiếp dưới tầng ra vai là tng vung viêng - nơi thần linh ñáp xuống ñể nhận vật hiến tế, cũng có gắn kring ning và các dải vỏ loang pút màu

trắng, phía dưới ñôi dải vỏ cây nhuộm ñỏ. Vung viêng xòe ra 4 tán rộng, cong ngược ở phần ñuôi, ñược trang trí các hoa văn mặt trời, mặt trăng, hoa trái... với các màu sắc: ñen, ñỏ, trắng, trong ñó màu ñen là màu chủ ñạo. Phần thân nêu nối giữa tầng vung viêng và ra vai là nơi người Ca Dong tập trung trang trí nhiều dải hoa văn cách ñiệu các hình ảnh, như tai cọp, cườm chim ñất, cây sí xô, lá rơ nu,

răng cưa, vòng kiềng... với các màu: ñen, xanh, ñỏ, trắng, trong ñó màu ñỏ là màu chủñạo. Vì thế, khi nhìn cây nêu, ñây là phần rực rỡ nhất. Tầng cao nhất ñược gọi là tầng chu úc. Tng chu úc cũng có gắn các ống nứa, các vỏ cây loang pút, và ñặc biệt là các dải hoa riêng klung... Dọc theo dải loang pút người Ca Dong gắn các

hình chim pơlinh, cá niêng (hơ linh), ếch, gà, thỏ... ñược tạo tác bằng các vỏ cây (có nơi, người Ca Dong gắn các hình này ở tầng vung viêng), và ñặc biệt là, trên phần ngọn của cây nêu có hình con chim hang, ñược tạo dáng công phu bằng gỗ, sơn ñen, mỏñỏ, bởi chim hang chính là biểu tượng cho người Ca Dong.

Ngoài ra, người Ca Dong còn chú trọng ñến việc trang trí trên các ñồ dùng sinh hoạt, như các bộ y phục truyền thống, chuôi dao, cung, ná..., nhất là ống ñựng thuốc lá (cũng gọi là kring ning) của phụ nữ. Ống ñựng thuốc lá là một ống tre lồ ô

già, dài khoảng 10cm, ñường kính khoảng 3cm, có nắp ñậy cũng bằng lồ ô. Trên thân và nắp ống ñựng thuốc người Ca Dong chạm khắc các vạch chung quanh rồi tô hai màu chính là ñen và trắng. Mỗi ống gắn các tua vải (trắng, ñỏ, viền ñen), cuối các tua vải có treo khoảng vài chục lục lạc bằng ñồng. Ống ñựng thuốc lá không chỉ là vật dụng dùng ñểñựng thuốc bột mà còn là vật trang ñiểm của phụ nữ (giắt bên hông).

Vẫn là các hoa văn họa tiết cách ñiệu với nhiều ñề tài khác nhau, vẫn là các màu chính: ñỏ, trắng, ñen, ñược chiết ra từ cây cỏ tự nhiên như các dân tộc khác ñã sử dụng, nhưng qua ñôi mắt và bàn tay khéo léo của người Ca Dong, những thứấy ñã thật sự hài hòa, uyển chuyển, rực rỡ mà khiêm nhường, lại rất riêng, trên các vật dụng sinh hoạt, trên cây nêu trong lễ hội. Có ñược ñiều ñó là nhờ chúng ñã thấm ñẫm tâm hồn, cốt cách, quan niệm về cái ñẹp của một tộc người.

Nhìn chung, về nghệ thuật tạo hình, mỗi dân tộc ở Quảng Ngãi có cách trình bày riêng, phù hợp với quan niệm về cái ñẹp, với nhân sinh quan và vũ trụ quan của từng dân tộc. Chính nhờ cái riêng ấy mà ñã làm nên một chỉnh thể nghệ thuật tạo hình Quảng Ngãi, ña dạng và phong phú, ñộc ñáo và ñầy ấn tượng, có giá trị cao về thẩm mỹ, về nhân văn, vềñạo ñức truyền thống...

Một phần của tài liệu Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)