Bệnh viêm phổi do Pasteurella gây ra là kết quả của sự lây nhiễm của vi khuẩn P. multocida cho phổi. Bệnh thường thấy ở giai đoạn cuối của bệnh viêm phổi cục bộ hay ở những bệnh ghép ở đường hô hấp ở lợn. Hội chứng này là một trong những bệnh gây thiệt hại cho lợn đặc biệt khi chúng sản sinh tăng lên. Nhiều nghiên cứu đã cho biết: ở đàn lợn bệnh, bệnh tích viêm phổi khi mổ khám dao động từ 30% đến 80%. Những số liệu gần đây tại Mỹ cho thấy trong 6634 mẫu lấy từ lợn để kiểm tra phổ biến là 74% lợn bị viêm phổi và 13 % với chứng viêm màng phổi.
Dịch tễ học của P. multocida đã không được hiểu cặn kẽ, hiện nay vi khuẩn này vẫn phát hiện thấy trong tất cả các đàn và có thể phân lập từ mũi và hạch hầu của những cá thể khoẻ mạnh bình thường. Sự lây truyền bệnh đã được giả định là qua không khí, nhưng dường như nó không quan trọng, Backbo & Nielsen (1988) đã cho rằng sự lây nhiễm P. multocida là qua không khí. Trong đàn đang bị mắc
22
bệnh viêm teo mũi người ta có thể phân lập vi khuẩn ở 29 đàn trong 44 đàn nghiên cứu, tuy nhiên số lượng vi khuẩn phân lập được thì thấp (144 CFU/ml) từ đó kết luận rằng không có mối quan hệ giữa vi khuẩn với tính nghiêm trọng của triệu chứng lâm sàng của bệnh. Mặc dù sự lây truyền bệnh qua không khí có thể có lúc xảy ra trong đàn, có thể sự tiếp xúc giữa mũi lợn với nhau là cách phổ biến nhất cho sự lây nhiễm, cả hai kiểu truyền dọc và truyền ngang của sự lây nhiễm xảy ra, mặc dù vậy ở trong các trang trại sự lây nhiễm chủ yếu là theo kiểu truyền ngang với chủng vi khuẩn chiếm ưu thế trong bệnh viêm phổi (Zhao & cs., 1993). Những giả thuyết về sự tồn tại của những chủng P. multocida có độc tính thay đổi thất thường với một trong nhiều chủng có độc tính cao gây ra hầu hết những bệnh trong quần thể, những nguồn lây nhiễm vi khuẩn từ bên ngoài bao gồm chuột và những loài gặm nhấm khác, mặc dù gà và phân gà cũng được coi là nguồn lây nhiễm. Tuy nhiên không ngoại trừ khả năng là không phổ biến nguồn vi khuẩn này trong các trang trại có qui mô hiện đại.
Sự lây nhiễm thí nghiệm đối với vi khuẩn P. multocida rất khó thực hiện, ở những lợn khoẻ khả năng chịu đựng những liều lớn khi lây nhiễm vào mũi lợn thậm chí trong khí quản. Sự làm sạch phổi rất có hiệu quả và không thể phân lập được vi khuẩn sau 30 phút lây nhiễm.
Phương pháp thí nghiệm với bệnh đó là sử dụng vi khuẩn serotype B (Farcing, 1986), lây nhiễm trước đó với Mycoplasma hay vi khuẩn khác (Fuentes & Pijoan, 1986; Ciprian & cs., 1988) hay sự tấn công ồ ạt vào trong phổi, từ đó đưa kết luận rằng P. multocida không phải là tác nhân đầu tiên gây ra bệnh viêm phổi nhưng lại là sự lây nhiễm kế phát sau các tác nhân khác.
Vi khuẩn kích thích phản ứng mưng mủ nhanh đặc trưng bởi sự có mặt các tế bào bạch cầu trung tính xuyên mạch, điều này có thể là phản ứng của cơ thể vật chủ với Lipopolysacharide của vi khuẩn. Phản ứng này kích thích giải phóng ra các tế bào ổ viêm, sự chết đột ngột có thể là do sốc nội độc tố và hoạt động hô hấp bị rối loạn.
Tính nghiêm trọng của triệu chứng lâm sàng rất khác nhau tuỳ thuộc vào từng chủng vi khuẩn P. multocida có liên quan cùng với tình trạng miễn dịch của con vật.
Thể cấp tính:ở thể này thông thường là do hầu hết các chủng thuộc serotype
B, những chủng này rất ít, hay không gặp ở Châu âu và Bắc mỹ. Những con vật mắc bệnh thường thấy chứng khó thở, cố ra sức để thở, gõ vào bụng có âm đục “bịch, bịch”, hóp bụng vào để thở, sốt cao nhiệt độ lên tới 41-42oC, tỷ lệ chết cao
(5-40%). Trong trường hợp những con vật chết và hấp hối có thể thấy những vết đổi màu tím ở vùng bụng (có thể là do sốc nội độc tố).
Thể thứ cấp tính: thể này kết hợp với chủng vi khuẩn P. multocida gây
bệnh viêm phổi, ở thể này hiện tượng ho và thở thể bụng thường thấy ở những lợn lớn hay những lợn đủ trọng lượng để xuất chuồng. Ho ở những lợn ở lứa tuổi này thường được coi là tiêu chuẩn bệnh nghiêm trọng. Triệu chứng lâm sàng của bệnh ở thể này giống như viêm màng phổi do A. pleuropneumoniae, nhưng những đặc điểm phân biệt chính là bệnh viêm phổi do Pasteurella thì hiếm khi gây ra chết bất ngờ, hơn nữa lợn mắc bệnh song có thể tồn tại một thời gian dài. Gần đây bùng nổ những vụ dịch do PRDC ở lợn đã đến hạn giết mổ (khoảng 16- 18 tuần tuổi) ở những trại đang sử dụng phương pháp tách đàn và cai sữa sớm (SEW) đã thấy xuất hiện những lợn có triệu chứng ho và thở thể bụng ở lợn nhưng không phải do bệnh viêm phổi (Dee, 1997).
Thể mãn tính: đây là thể đặc trưng thường thấy của bệnh, thỉnh thoảng xuất
hiện ho, sốt nhẹ hoặc không. Những con vật bị ảnh hưởng thường ở giai đoạn cuối của giai đoạn nuôi dưỡng hay lớn hơn (10- 16 tuần tuổi). Những dấu hiệu không thể phân biệt được khi vi khuẩn lây nhiễm sau khi bội nhiễm M. hyopneumoniae,
P. multocida thì tiếp tục và kịch liệt hơn khi tiền nhiễm Mycoplasmosis.
Bệnh tíchdo P. multocida: chủ yếu là ở phần xoang ngực và thường kèm với bệnh tích của M. hyopneumoniae. Đặc trưng của bệnh này là quan sát thấy ở thuỳ đỉnh và mặt sau của phổi, cùng với việc có bọt khí trong khí quản. Có sự phân ranh giới rõ ràng giữa vùng tổ chức phổi bị tổ thương và vùng tổ chức phổi bình thường. Phần bị ảnh hưởng của phổi sẽ có sự biến đổi mầu sắc từ mầu đỏ sang mầu xám xanh phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh.
Các trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể xuất hiện viêm phế mạc và apse ở các mức độ khác nhau. Trong các trường hợp này thường thấy phế mạc dính chặt vào thành xoang ngực, và phế mạc có vùng mờ đục, và khô. Đấy chính là bệnh tích chủ yếu để phân biệt được bệnh viêm phổi do Pasterella với viêm phổi do
Actinobacillus, trong đó thường thấy mủ chảy ra có mầu vàng và dính cùng với rất nhiều sợi fibrin (Pijoan, 1989).
Dấu hiệu bệnh này cũng thể hiện mối liên quan giữa việc gây bệnh viêm phế quản do Pasterella với bệnh viêm cầu thận cũng do Pasterella (Buttenschon, 1991). Tác giả này cũng kết luận rằng hai bệnh này có liên quan với nhau bởi quá trình vi khuẩn phát tán từ những bệnh tích ở phổi.
24
Khi những bệnh tích của sự lây nhiễm P. multocida không có biểu hiện đặc trưng thì không thể sử dụng chỉ tiêu chuẩn để tiến hành chẩn đoán đúng. Lịch sử của ổ dịch, lịch sử của bệnh lý và sự phân lập vi khuẩn nên được sử dụng để củng cố cho lý thuyết chẩn đoán căn bản. Phương pháp huyết thanh học không chứng minh hiệu quả cho chẩn đoán và cũng không có Test huyết thanh nào co giá trị để chưng minh sự lây nhiễm P. multocida.
Vi khuẩn P. multocida là vi khuẩn dễ nuôi cấy từ những mẫu đưa đến phòng thí nghiệm, những mẫu được lấy tốt nhất cho sự phân lập vi khuẩn bao gồm: dịch khi quản và những mô tế bào phổi đã bị nhiễm bệnh được lấy từ khoảng giữa mô tế bào lây nhiễm và tế bào bình thường. Những mẫu lấy qua bông từ mũi cũng được xem là mẫu tốt cho việc phân lập P. multocida (Schos & Alt, 1995), những mẫu dịch thấm này nên được nhúng trong môi trường vận chuyển phù hợp như Stuarts. Những mẫu phổi phải được đưa đến càng nhanh càng tốt và tránh bị tạp, tất cả các mẫu phải được bảo quản lạnh (không đóng băng) cho đến khi cấy.
Việc nuôi cấy vi khuẩn P. multocida có thể đạt kết quả trong phòng thí nghiệm với những phương tiện tối thiểu nhất. Những mẫu đạt chất lượng tốt thì sẽ tìm thấy vi khuẩn khi cấy trực tiếp trên đĩa thạch máu hay thạch Glucose, nếu những mẫu khi đưa về mà bị nhiễm tạp khuẩn thì chúng có thể được pha loãng theo từng kỳ 10 lần một, cấy vào nước thịt BHI để qua đêm sau đó cấy ra đĩa thay thế dần cách chọn lựa sử dụng (Pijoan & cs., 1993b). Ackenman & cs. (1983b) đã phân lập thành công từ những hạch hầu và xương xoắn của những lợn trưởng thành, sử dụng bằng thạch máu có 3,75 U/ml Bacitracin; 5mg/ml Clindamycin; 0,75mg/ml Amphotericin B. Sự phân lập có thể tăng lên do việc tiêm truyền canh trùng vào xoang bụng của chuột bạch và sau đó cấy lại vi khuẩn P. multocida sau 24 giờ từ gan và dịch báng.
Việc điều trị bệnh lây nhiễm vi khuẩn P. multocida bằng thuốc kháng sinh thường khó khăn hoặc không thành công, điều này một phần là do tính kháng thuỗc rộng rãi ở vi khuẩn P. multocida được phân lập ở Mỹ và cũng khó khăn khi tập trung thuốc kháng sinh cho bệnh viêm phổi.
Kháng sinh rất đa dạng và sự kết hợp giữa các loại kháng sinh đã được sử dụng thường xuyên (Farvington, 1986), trong đó bao gồm kháng sinh ngoài đường tiêu hoá (kháng sinh không dùng bằng uông và ăn) như: Oxytetracyline 11mg/kg; oxytetracyline chậm: 20 mg/kg; Procaine penicilli 66.000 U/kg; Benzathine penicillin 32.000 U/kg và rất nhiều loại kháng sinh khác. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc còn ít có hiệu quả do sự kháng thuốc của vi khuẩn.
Cole & cs. (1991) đã tìm thấy một số các Plasmid trung gian kháng thuốc với Streptomycin và Sulfonamid giữa 29 nông trường được điều tra, phân lập. Gutiewez Martin & Rodrigues Ferri (1993) đã phân lập trên 59 mẫu ở Tây ban nha, ông đã nhận thấy sự tác động tốt với Penicillin, Aminoglycoside, Tetracilin, Erthromycin, Colistin và Rifampicin với một số thì lại kháng với các loại kháng sinh Tylosin, Vancomycin và Tiamulin.
Những thuốc Tetracilin sử dụng đơn, Tetraciline hoặc Tetracilin kết hợp với Sulfamethazin hay Sulfathiazol hay penicillin và Tylosin kết hợp với Sulfamethazin đã được khuyến cao sử dụng cho mục đích điều trị. Có thể nói rằng phối hợp kháng sinh hiệu quả nhất là khi kết hợp. Tính kháng khuẩn của những kháng sinh này đã được tập trung xem xét qua sự tồn dư thuốc, bởi vì chính điều này nên việc sử dụng kháng sinh cần phỉa hạn chế nghiêm ngặt và theo dõi cẩn thận. Tiamulin (40 ppm trong thức ăn) trong một số thí nghiệm để cải thiện trọng lượng bình quân, tuy nhiên vì hiện tượng viêm phổi không giảm đi nhiều lại chính là do loại kháng sinh này (Pott & Edward, 1990) cách thức hoạt động bởi chính những sự cải thiện đạt được này không rõ ràng. Tiamulin đã được
xem như là một loại kháng sinh cho kêt quả không ổn định để điều trị
P. multocida, tuy vậy hiệu quả chính của nó trong bệnh viêm phổi là khống chế
M. hyopneumoniae.
Noiyes & cs. (1986) đã nhận thấy sự giảm thông thoáng dưới mức tối thiểu được khuyến cáo (0,5 CFM/ lợn) không có kết quả ngăn chặn lợn con lây nhiễm với 2 bệnh do B. bronchiseptica và P. multocida, tương tự như vậy Rafai (1987) cũng cho rằng Stress lạnh thậm chí còn dẫn đến giảm chức năng miễn dịch của những lợn con đang bú, tương tự cũng không có kết quả đối với sự lây nhiễm P. multocida. Sự thay đổi môi trường thường xuyên dần mở rộng ra tuy nhiên rất tốn kém khi tiến hành và duy trì như vậy và không chắc chắn những thay đổi này mang lại kết quả tốt trong việc giảm những bệnh đường hô hấp, hay nói cách khác sự cải tiến và những thay đổi trong cách quản lý có thể làm giảm việc lây lan vi khuẩn.