Vi khuẩn S. suis có hình cầu hoặc hình trứng, đường kính có khi đến 1 m, chúng thường đứng riêng lẻ, xếp thành đôi hoặc thành từng chuỗi ngắn như chuỗi hạt, có độ dài ngắn không đều nhau. Chiều dài của chuỗi tuỳ thuộc vào điều kiện
26
môi trường. Vi khuẩn bắt màu Gram dương, yếm khí tùy tiện và không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào, nhưng có khả năng hình thành giáp mô.
Các vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu có dạng hình cầu, kích thước 0,5 - 1 m, đứng thành dạng chuỗi 5 - 10 tế bào. Trong canh trùng già, sau 30 giờ nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt màu, chuỗi cũng thấy dài hơn.
Vi khuẩn S. suis phát triển tốt trong điều kiện yếm khí tùy tiện.
- Trên môi trường thạch máu: sau 24 giờ nuôi cấy, hình thành khuẩn lạc nhỏ, hơi vồng và sáng trắng. Có thể quan sát thấy các kiểu dung huyết gồm:
+ Dung huyết kiểu α: vùng dung huyết xung quanh khuẩn lạc thường có màu xanh (dung huyết từng phần hay dung huyết không hoàn toàn)
+ Dung huyết kiểu β: bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu hoàn toàn trong suốt, có bờ rõ ràng do Hemoglobin bị phân hủy hoàn toàn.
+ Dung huyết kiểu (còn gọi là không dung huyết): không làm biến đổi thạch máu. Vi khuẩn có khả năng lên men đường Glucose, Lactose, Succrose, Inulin, Trehaloza, Maltoza, Fructoza, không lên men các loại đường Ribose, Arabinose, Sorbitol, Mannitol, Dextrose và Xylose.
Vi khuẩn không chứa men Catalase và Oxidase, vì vậy phản ứng Catalase và Oxidase âm tính.
Vi khuẩn dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như: phenol, iod, hypochloride, axit phenic 3%-5% diệt vi khuẩn trong vòng 3-15 phút, trong formol 1% vi khuẩn bị diệt trong vòng 60 phút, cồn nguyên chất không có tác dụng đối với vi khuẩn, cồn 70oC diệt vi khuẩn trong vòng 30 phút, tím gentian 1/300.000 cũng có tác dụng diệt vi khuẩn.
Các chất sát trùng thông thường dùng để vệ sinh chuồng trại có thể giết chết
S. suis serotype 2 trong vòng chưa đến 1 phút.
Các Streptococcus dung huyết kiểu Alpha từ các trường hợp nhiễm trùng huyết ở lợn được de Moor mô tả đặc tính sinh hoá và huyết thanh học lần đầu tiên vào giữa những năm 1956 và 1963 là các nhóm Lancefield mới R, S, RS và T (de Moor, 1963). Ở Anh Eliott (1966) cho rằng nhóm S của de Moor giống với PM Streptococcus của ông và cả 2 đều thuộc nhóm D của Lacefield, ông đề nghị gọi tên là S. suis serotype capsular 2. Năm 1975, Windor & Elliot đã phân lập được
Streptococcus khác từ lợn tương ứng với nhóm R của Moor, và đặt tên chúng là S. suis serotype 2. Serotype 1 thường gây bệnh viêm màng não ở lợn sơ sinh, trong
khi đó serotype 2 gây ra cho tất cả mọi lứa tuổi. Các chủng phân lập được phản ứng với cả kháng huyết thanh serotype 1 và 2 được gọi là serotype capsular 1/2 (bắt nguồn từ nhóm RS).
Việc phân lập các Streptococcus thuộc nhóm T từ hạch ami đan, dịch âm đạo và bao qui đầu đã được thông báo bởi Clifton & Hadley năm 1984. Chủng tương ứng với nhóm T được gọi là S. suis serotype capsular 12 (Gottschalk, 1989).
Giữa những năm 1983 và 1995, tổng số có 32 serotype capsular đã được mô tả trong tổng số là 35 chủng (Perch & cs., 1983; Higgins & cs., 1995). Các chủng tương ứng bắt nguồn từ những lợn bệnh ngoại trừ serotype capsular 14 phân lập từ người, các serotype capsular 17, 18, 19 và 21 phân lập từ những lợn khoẻ. Serotype capsular 20 và 31 phân lập bê mắc bệnh và serotype 33 từ một con cừu bệnh (Gottschakc & cs., 1989; Higgins & cs., 1995). Năm 1987, Kilpper- Balz & Schleifer đã chính thức đặt tên S. suis như là một loài vi khuẩn mới, loài này có dáng vẻ riêng về tính di truyền và không có mối quan hệ đặc biệt nào với các loài
Streptococcus khác đã xét nghiệm (Bently & cs., 1991). Sự đa dạng về di truyền trong số các thành viên của loài S. suis là rất quan trọng, điều này phải tính đến trong chẩn đoán, điều tra và phòng bệnh theo (Hampson & cs., 1993; Harel, 1994).
Những thông báo đầu tiên về sự lây nhiễm của S. suis đã được công bố bởi Jansen và Van dorssen ở Hà lan (1951) và Field (1954) ở Anh. Từ đó về sau S. suis
đã được báo cáo ở tất cả các nước, có ngành công nghiệp chăn nuôi lợn quan trọng và trong hơn một thập kỷ qua sự lây nhiễm gắn với vi khuẩn này đã được theo dõi ở cả những hoạt động chăn nuôi lợn mạnh theo truyền thống và hiện đại.
Ở những lợn bị bệnh thì của serotype 2 chiếm ưu thế ở hầu hết các quốc gia, ở Scandinavia serotype 7 đã chiếm ưu thế trong vài năm (Perch & cs., 1983; Sihnonen & cs., 1988), nhưng vào những năm 1990 thì serotype 2 lại thịnh hành hơn serotype 7 (Nielsen & Pers, 1997). Ở Nhật serotype capsular 2 cũng là serotype thịnh hành nhất (28%) sau đó là serotype 7 (11%) (Kataoka & cs., 1993). Hầu hết các vi khuẩn S. suis phân lập từ những lợn bệnh thường thuộc một số giới hạn các serotype capsular, thường là giữa serotype 1 và 8 (Galina & cs., 1992; Higgins & Gottschalk, 1996; Hoggvà cs., 1996; Katoka & cs., 1993; Prieto & cs., 1994; Reams & cs., 1996).
Một số chủng thuộc những serotype capsular ít phổ biến có liên quan đến những trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng. S. suis serotype capsular 9 có liên quan đến những ổ dịch nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm phổi ở lợn cai sữa (Orr & cs., 1989; Gogolewski & cs., 1990). Maclennam & cs. (1996) đã thông
28
báo đã phân lập serotype 14 đầu tiên ở nước Anh. Họ đã chỉ ra rằng mặc dù serotype capsular 2 vẫn chiếm ưu thế (62%) nhưng 25% các chủng phân lập được thuộc về serotype 14 gây bệnh ở lợn con ở độ tuổi 2-4 tuần tuổi, gây bệnh về nhiễm trùng huyết, viêm màng não và viêm khớp. Cùng năm đó ở nước Anh, Helth & cs. (1996) công bố đã phân lập được serotype capsular 14 ở 22 trang trại có những dấu hiệu bệnh lý lâm sàng tương tự như của serotype 2.
Serotype capsular 2 cũng có thể được phân lập được từ những lợn khoẻ tỷ lệ lưu hành thấp. Các tác giả người Anh đã công bố rằng trong 4 đàn lợn không có bất kà lịch sử hay triệu chứng lâm sàng của bệnh có 2 đàn âm tính với serotype 2, 1 đàn có tỷ lệ nhiễm là 1,5% và 1 đàn khác có tỷ lệ nhiễm là 20% (Clifton- Hadley, 1984). Tỷ lệ này phù hợp với các tác giả người Canada, chứng minh sự có mặt của serotype này ở 12% những đàn lợn không có dấu hiệu lâm sàng của sự nhiễm trùng và 4% lợn con trong những đàn đó (Beiseboi & cs., 1990). Serotype 2 cũng đã được tìm thấy ở 8 trong 19 chuồng lợn con không có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng. Trong những đàn này chỉ có 1,5% lợn con mang trùng ở xoang mũi, trong khi đó serotype capsular 19 và 21 đã được phát hiện lần lượt ở lợn con với tỷ lệ 24% và 19% (Monter & cs., 1993)
Hogg & cs. (1996) đã ghi lại một tỷ lệ nhiễm các serotype 9- 34 từ dịch mũi và âm đạo cao hơn là từ các mô lấy từ những lợn bệnh. Đáng chú ý là một số serotype capsular có thể có mặt ở cùng một động vật. Trong 1 nghiên cứu của Monter & cs., 1993, 31% lợn chỉ có 1 seroserotype S. suis trong các xoang mũi của chúng, 38% có 2 hay 3 seroserotype và 6% có hơn 4 seroserotype. Sự phân lập nhiều seroserotype cũng phải được xem xét ở những động vật bệnh.
- Vi khuẩn S. suis có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp và có rất nhiều
kháng nguyên đã được tìm thấy đó là:
+ Kháng nguyên thân (Somatic antigen): kháng nguyên thân có ý nghĩa
quan trọng trong việc quyết định độc lực của S. suis. Kháng nguyên thân nằm
ở thành vi khuẩn (Cell wall) và được cấu tạo bởi các phân tử peptidoglycan ở lớp trong cùng (N-acetylglucosamine và N-acetylmuramic acid), tiếp đến là lớp giữa gồm các polysaccharide (N-acetylglucosamine và rhamnose), lớp ngoài cùng là các protein gồm M protein, lipoteichoic acid, R và T protein.
+ Kháng nguyên bám dính (Fimbriae antigen): vai trò của kháng nguyên
bám dính của S. suis còn chưa được biết đến một cách rõ ràng, nhưng có ý kiến
tế bào biểu mô của vật chủ. Vi khuẩn S. suis là một trong số ít các loại vi khuẩn Gram dương có mang cấu trúc này. So với các loại vi khuẩn khác thì kháng nguyên bám dính của vi khuẩn S. suis có cấu trúc mỏng, ngắn, đường kính khoảng 2 m, và dài có khi tới 200 m (Jacques & cs., 1990).
+ Kháng nguyên giáp mô (Capsule antigen): kháng nguyên giáp mô có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ vi khuẩn, kháng lại khả năng thực bào của cơ thể vật chủ. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các chủng S. suis có giáp mô thì có độc lực và có khả năng gây bệnh, còn các chủng không có giáp mô thì không có khả năng này (Higgins & Gottschalk, 2002).