tới.
Để hạn chế rủi ro tín dụng thì việc mở rộng tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng luôn phải đi liền với nhau. Nếu quá chú trọng mở rộng tín dụng mà không chú ý đến nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng sẽ có thể đến nợ quá hạn gia tăng, ngân hàng thua lỗ và thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Ngược lại nếu không quan tâm đến mở rộng tín dụng thì ngân hàng có thể sẽ mất dần khách hàng, giảm thị phần và đến một thời điểm nào đó sẽ không những làm giảm thu nhập của ngân hàng mà còn làm cho ngân hàng có thể dẫn đến thua lỗ, và trầm trọng hơn là nguy cơ phá sản. Vì vậy mục tiêu cao nhất của ngân hàng là quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Với thực trạng tại Chi nhánh như đã phân tích tại chương 2 và phương hướng hoạt động của Chi nhánh trong thời gian tới, luận văn xin đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng như sau:
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tín dụng.
Một trong những nguyên nhân quan trọng làm phát sinh rủi ro tín dụng thuộc về chủ quan của ngân hàng là việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ, qui chế, qui trình, thủ tục cấp tín dụng thiếu đồng bộ, không tuân thủ các qui định của NHNN, hoặc quá thông thoáng, không chặt chẽ. Để hạn chế rủi ro, OCB Hà Nội phải xây dụng văn bản một cách đồng bộ, có hệ thống tạo hành lang cho hoạt động TD, cụ thể như sau:
- Ban hành, hướng dẫn đầy đủ kịp thời các văn bản chế độ có liên quan đến hoạt động tín dụng để thực hiện đúng theo qui định của hệ thống OCB và của NHNN.
- Thường xuyên bổ xung, hoàn thiện các chính sách, chế độ, quy trình tín dụng... cho phù hợp với hoạt động thực tiễn và các qui định của OCB và của NHNN.
- Thường xuyên rà soát các văn bản đã ban hành liên quan đến công tác tín dụng để đảm bảo tuân thủ đúng qui trình ban hành văn bản, tính pháp lý, thời hiệu hiệu lực cũng như sự phù hợp về nội dung giữa các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng với các văn bản chỉ đạo khác còn hiệu lực của NHNN Việt Nam.
- Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý.
Chính sách TD là một hệ thống các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn về đầu tư tín dụng. Nên khi xây dựng chính sách TD phải dựa vào qui mô và tính chất của nguồn vốn, dựa vào lĩnh vực tài trợ của chi nhánh, vào kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên, dựa vào chính sách tài chính và tiền tệ của nhà nước, vào cơ sở lựa chọn các loại hình tín dụng của chi nhánh để xây dưng chính sách cho vay. Ví dụ trong thời gian tới để phát triển TD an toàn hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, chi nhánh nên đưa ra sản phẩm cụ thể là cho vay mua, xây dựng, sửa chữa nhà ở, là loại hình cho vay mà theo tác giả là loại hình mà chi nhánh có thế mạnh, trên cơ sở đó qui định cụ thể về chính sách cho vay đối với đối tượng này. Bên cạnh đó có thể xây dựng thêm một số các loại hình cho vay khác phù hợp với thời kỳ phát triển kinh tế năm 2013 tại địa bàn Thủ đô.