Thực tế từ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là chìa khoá dẫn đến mọi thành công, tóm lại yếu tố con người vẫn luôn là một yếu tố mang tính chất quyết định. Quá trình phân tích tín dụng là quá trình mà thực tế vẫn còn chứa nhiều yếu tố dự đoán và những kết luận mang tính chất chủ quan của cán bộ phân tích. Vì vậy, hiệu quả quản lý rủi ro tín dung phụ thuộc phần nhiều vào yếu tố phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngân hàng. Do đó việc luôn trau dồi đạo đức phẩm chất và trang bị kiến thức để nâng cao trình độ quản lý rủi ro tín dụng cho mỗi cán bộ là cực kỳ quan trọng và cần thiết.
Vấn đề đạo đức phẩm chất của cán bộ là yếu tố trực tiếp tác động đến niềm tin của khách hàng, đến thương hiệu của ngân hàng, hơn nữa thực tế cho thấy hoạt động trong lĩnh vực tín dụng là hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng tốt xấu ngay đến niềm tin của khách hàng, nếu CBTD không có lập trường và bản lĩnh rất dễ bị xa ngã, Do đó việc nâng cao năng lực phẩm chất đạo đức đội ngũ cán bộ tín dụng là việc quan trọng đầu tiên trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, chi nhánh cần phải thường xuyên lồng vào các nội dung tập huấn một nội dung quan trọng là đưa ra các hậu quả do phẩm chất đạo đức kém mang lại để thường xuyên tôi luyện rèn giũa phẩm chất cần phải có trong tiêu chuẩn của cán bộ ngân hàng. Bên cạnh đó chi nhánh cần tăng cường các hoạt động công đoàn mục đích giúp các cán bộ tận tuỵ, gắn bó hơn với chi nhánh, từ đó tạo trách nhiệm tâm huyết với chi nhánh, đạt hiệu quả cao trong công tác, hạn chế RRTD.
Theo các lời khuyên của chuyên gia về quản lý RRTD thì không có phương pháp phân tích hoàn hảo nào nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá chuyên môn trong quản lý rủi ro. Do đó, để việc hạn chế RRTD có hiệu quả, Chi
nhánh cần thông qua quá trình tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, nuôi dưỡng một đội ngũ cán bộ chuyên môn hoá và có kinh nghiệm về quản lý RRTD, cần thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lường, phân tích RRTD cho cán bộ đánh giá RRTD. Cụ thể :
- Đưa ra chính sách tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đề bạt cán bộ thích hợp với yêu cầu và trách nhiệm công việc, không nên thi tuyển chung giữa cán bộ thẩm định và cán bộ tín dụng như hiện nay.
- Thường xuyên tổ chức và phối hợp với ngân hàng cấp trên và các ngân hàng nước ngoài mở các lớp học, tập huấn và đào tạo lại để cập nhật kiến thức ngân hàng thời kỳ kinh tế thị trường.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nghiệp vụ đương nhiệm, Chi nhánh phải đưa ra khía cạnh con người trong cách ứng xử vào công tác đào tạo ứng dụng. Tổ chức các cuộc hội thảo về kỹ năng lắng nghe và phỏng vấn khách hàng để giúp cán bộ tín dụng có được những kinh nghiệm và công cụ quý giá nhằm tăng khả năng đánh giá, thẩm định sâu sát món vay hơn.
- Nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ tín dụng về các ngành sản xuất mà Chi nhánh đang cho vay chủ yếu để có thể nhận xét, đánh giá đúng những dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Nâng cao hiểu biết của cán bộ đánh giá rủi ro về kiến thức pháp luật để xử lý công việc chặt chẽ, tránh tình trạng bị khách hàng lợi dụng.
- Ngoài ra, Chi nhánh cần phải có những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu về rủi ro và phòng ngừa rủi ro, làm tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng trong việc ban hành, sửa đổi các chính sách quản lý rủi ro của Chi nhánh cũng như cập nhật những thông tin kinh tế liên quan đến rủi ro, đặc biệt là RRTD. Có thể sử dụng họ vào công việc giảng dạy về kiến thức rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro của Chi nhánh.
3.3 Một số kiến nghị
Xu hướng toàn cầu hoá đã khiến các NHTM đứng trước những thách thức mới, Dưới gốc độ vĩ mô, môi trường kinh tế trong nước chưa ổn định, nền kinh tế thị trường phát triển ở trình độ thấp, thể chế kinh tế thị trường chưa hoàn chỉnh, hệ thống pháp luật đảm bảo cho hoạt động kinh tế thị trường chưa đồng bộ, các chủ thể kinh tế hoạt động còn manh mún, tiến độ cổ phần hoá nhằm đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường thực hiện chậm chạp. Bên cạnh đó cơ quan quản lý tiền tệ - Ngân hàng nhà nước - còn chịu nhiều chi phối trực tiếp của chính phủ và sự can thiệp của nhiều cơ quan chức năng trong quá trình xây dựng và thực hiện chức năng giám sát hoạt động ngân hàng, quyền lợi và quyền tự chủ kinh doanh của các NHTM chưa được đảm bảo bằng pháp luật, đặc biệt khi xảy ra tranh chấp, các chuẩn mực quốc tế về kiểm toán và giám sát hoạt động ngân hàng chưa đủ khả năng áp dụng - là những yếu tố chứa đựng nhiều tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho các NHTM hiện nay.
Mặt khác dưới góc độ vi mô bản thân NHTM Việt Nam nói chung, OCB Hà Nội nói riêng năng lực tài chính chưa cao công tác quản lý rủi ro chưa mang tính chuyên nghiệp, thu nhập từ hoạt động TD vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 60%) và cho vay chủ yếu dựa vào TSĐB, trong khi đó năng lực thẩm định yếu, kiểm tra kiểm soát cứng nhắc, thiếu chặt chẽ... bắt buộc chi nhánh cần phải chủ động xây dựng một hệ thống đồng bộ các giải pháp đồng thời đề ra những kiến nghị đề xuất với cấp Chính phủ, NHNN trung ương và OCB. Nhằm phòng ngừa hạn chế RRTD Luận văn xin nêu một số đề xuất, kiến nghị sau: