Giải pháp này được coi là giải pháp thường trực trong hoạt động tín dụng, không thể coi nhẹ hay vì lý do cạnh tranh, thu hút khách hàng, giữ khách hàng mà bỏ qua bất cứ một khâu nào. Hiện tại Chi nhánh đang áp dụng quy trình tín dụng theo Quyết định số 86/2010/QĐ-OCB của OCB. Để việc quyết định xét duyệt cho vay đảm bảo được khả năng thu hồi vốn, cần phải tuân thủ đúng qui trình: gồm 6 bước
Bước 1 - Sơ tuyển đánh giá: Là bước tiếp nhận và xử lý đề nghị cấp tín dụng của khách hàng.
- CBKD tiếp xúc với khách hàng, phải chủ động thu thập các thông tin, đánh giá sơ bộ để chọn ra các khách hàng có uy tín hay không? Khi theo dõi tiếp nhận thông tin và xử lý hồ sơ vay, CBKD phải kiểm tra tính đầy đủ và xác thực của thông tin để chuẩn bị cho việc lập tờ trình.
- Nội dung của việc chuẩn bị cho báo cáo đề xuất TD cần phải lưu ý đến:
• Các thông tin liên quan đến khách hàng
• Các thông tin liên quan đến nội dung đề xuất
• Các lợi ích OCB nhận được khi cấp tín dụng cho khách hàng
• Các chính sách áp dụng với khách hàng
=> Kết luận: Khả năng thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng ? Các loại sản phẩm tín dụng cụ thể cung ứng đến khách hàng? Giá sản phẩm?
Bước 2 - Thẩm định tín dụng.
- CBKD Lập báo cáo thẩm định các nội dung: uy tín, năng lực pháp lý, tài chính... của khách hàng và tính khả thi của phương án vay vốn, chấm điểm xếp hạng tín dụng (theo qui định của OCB, công văn số 62/2008/QĐ- OCB ngày 22/9/2008), bảo đảm tiền vay. Sau đó đưa ra ý kiến đề xuất của CBKD và trưởng phòng kinh doanh.
- Lập báo cáo đánh giá rủi ro (báo cáo tái thẩm định): Đây là bước thẩm định rủi ro toàn diện và chi tiết do phòng Quản lý rủi ro thực hiện. Sau khi tờ trình thẩm định được trưởng phòng Kinh doanh ký đồng ý cấp tín dụng thì bộ phận rủi ro sẽ lập báo cáo rủi ro theo qui định của OCB. Tuỳ theo qui khoản vay và mức phán quyết mà cán bộ rủi ro từng cấp thuộc phòng Quản lý rủi ro sẽ lập báo cáo rủi ro theo qui định của OCB.
- Nội dung báo cáo thẩm định rủi ro:
luật và chính sách hiện hành của OCB.
• Đánh giá rủi ro ngành nghề/ mặt hàng
• Đánh giá năng lực tài chính/ phi tài chính
• Đánh giá rủi ro của khoản TD đang đề cập
• Rủi ro khác ...
=> Kết luận: Có đồng ý cấp tín dụng cho khách hàng? Điều kiện cấp tín dụng?
Sơ đồ 3.1: Quy trình thẩm định rủi ro
Bước 3 - Ra quyết định cấp tín dụng cho khách hàng.
- Cơ sở phê duyệt: Báo cáo đề xuất tín dụng và báo cáo thẩm định rủi ro có đầy đủ chữ ký theo quy định hay không?.
- Thẩm quyền phê duyêt: Theo phân cấp của Tổng Giám Đốc trong từng thời
kỳ. Khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi (một trong hai trường hợp) sau:
• Có đầy đủ đồng thời chữ ký của cán bộ kinh doanh, trưởng phòng Kinh doanh, báo cáo thẩm định rủi ro của phòng Quản lý rủi ro (tuỳ theo mức phán quyết mà cán bộ hoặc trưởng phòng Quản lý rủi ro ký) và lãnh đạo cấp thẩm quyền.
• Có chữ ký của CBKD, lãnh đạo phòng Kinh doanh (tuỳ theo mức phán quyết mà có chữ ký của các cấp phòng Quản lý rủi ro hay không) và UBTD,
Bước 4 - Thủ tục hồ sơ và giải ngân.
- Thủ tục hồ sơ và ký kết hợp đồng tín dụng.
• Khi khoản vay được Lãnh đạo cấp thẩm quyền phê duyệt, CBKD thương lượng với khách hàng về các điều kiện cho vay, bổ xung các hồ sơ theo yêu cầu.
• CBKD cùng CBHT chuẩn bị soạn thảo hợp đồng tín dụng, HĐBĐ tiền vay... cùng khách hàng hoàn tất thủ tục công chứng tài sản đảm bảo tiền vay.
• Trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng: Cán bộ hỗ trợ kinh doanh.
• Chữ ký người đại diện ngân hàng trên hợp đồng: Lãnh đạo cấp thẩm quyền. - Giải ngân.
• Chứng từ để trình giải ngân: Là những căn cứ cho mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng.
• Trình duyệt giải ngân: Sau khi kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp hợp lệ của các chứng từ để giải ngân, thì CBKD lập tờ trình giải ngân chuyển lãnh đạo phòng Kinh doanh và giám đốc ký phê duyệt.
Nhập dữ liệu:
+ Cơ sở ghi nhập dữ liệu: Thông tin tác nghiệp do CBKD và CBRR lập cùng các tài liệu và hồ sơ đính kèm.
+ Chịu trách nhiệm ghi nhập dữ liệu: Cán bộ hỗ trợ kinh doanh.
+ Chịu trách nhiệm kiểm tra dữ liệu: Lãnh đạo cấp thẩm quyền phê duyệt khoản cấp tín dụng.
+ Chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ: Cán bộ hỗ trợ.
Bước 5 - Quản lý danh mục, giám sát khoản tín dụng đã cấp.
kể từ khi giải ngân cho đến khi thanh lý hợp đồng. Cụ thể: Kiểm tra sử dụng vốn vay
theo qui định của OCB, thường xuyên cập nhật thông tin về dòng tiền của khách hàng, phối hợp cùng CBHT theo dõi việc trả nợ của khách hàng...phát hiện kịp thời
khoản nợ có vấn đề để đề xuất các biện pháp giải quyết với lãnh đạo... - Thực hiện kiểm tra:
• Phòng Kinh doanh chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch kiểm tra vốn vay
• Sau khi kiểm tra phải có ghi chép hoặc có biên bản và phải trình Trưởng, Phó phòng Kinh doanh có ý kiến.
• Ghi chép, biên bản kiểm tra phải được lưu giữ tại bộ phận hỗ trợ. - Nội dụng kiểm tra:
• Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay
• Kiểm tra việc tuân thủ cam kết tại HĐTD
• Kiểm tra tình trạng thực tế của TSĐB, tài sản hình thành bằng vốn vay (có so sánh giá trị với giá trị cho vay)
• Phát hiện các dấu hiệu bất thường ...
Bước 6 - Thu nợ, cơ cấu nợ, cho vay bổ sung và kết thúc giao dịch cấp TD.
- Thu nợ: CBHT sẽ thu tiến hành thu nợ khách hàng khi có giao dịch và theo dõi các khoản nợ đén hạn, phát hiện các khoản nợ quá hạn...
- Cho vay bổ sung, cơ cấu lại thời hạn nợ, chuyển nợ quá hạn: Khi đến hạn khách hàng không trả được CBHT thông báo cho CBKD để kiểm tra xem xét nguyên nhân và có thể cơ cấu điều chỉnh hoặc chuyển nợ quá hạn cho hợp lý và theo đúng qui định của OCB. Căn cứ để cho vay bổ sung, gia hạn, điều chỉnh nợ, chuyển NQH: Đơn đề nghị của khách hàng vay, biên bản làm việc của CBKD và khách hàng, phụ lục HĐTD...
- Khi tiền vay được trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi thì HĐTD được thanh lý.
CBKD làm thông báo giải chấp và hồ sơ được giao cho CBHT lưu theo đúng qui định của ngân hàng OCB.
Tóm lại việc tuân thủ đúng quy trình tín dụng nhằm mục đích để việc xét duyệt cho vay đảm bảo khả năng thu hồi vốn, ngăn ngừa các rủi ro có thể lường trước, CBKD cần phải quán triệt được nguyên tắc đầy đủ kiểm tra trước trong và sau khi cho vay. Việc kiểm tra trước khi cho vay giúp cho việc ra quyết định cấp tín dụng có cơ sở đúng đắn hay không?. Kiểm tra trong khi cho vay giúp CBKD cho vay đúng đối tượng, nhu cầu cho vay của khách hàng, dựa vào các hoá đơn tài chính, các hợp đồng kinh tế... Kiểm tra sau khi cho vay nhằm phát hiện khách hàng có ký khống hợp đồng hay không?..., từ đó có biện pháp kịp thời để sử lý thu hồi vốn vay, hạn chế rủi ro tín dụng ở mức cho phép.