Sự cần thiết phải kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu 155 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA KIỂM SOÁT đối với HOẠT ĐỘNG tín DỤNG TRONG hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 34 - 42)

Ngân hàng

1.3.3.1. Tín dụng Ngân hàng là đối tượng điều chỉnh chặt chẽ của luật pháp

Như đã phân tích, tín dụng là phạm trù kinh tế. Quan hệ vay mượn giữa Ngân hàng và khách hàng có liên hệ mật thiết đến nền kinh tế, vì vậy hoạt động tín dụng được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành và nhiều bộ luật liên quan như:

Bảng 1.1: Các văn bản quy định liên quan đến hoạt động tín dụng của các

Các văn bản dưới luật

ký giao dịch đảm bảo, Quy định về tỷ lệ an toàn trong hoạt động của Ngân hàng, Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Các quy chế nội bộ của từng

Ngân hàng

Quy chế về cho vay của từng Ngân hàng, Quy định về bảo đảm tiền vay, Quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng - Tùy thuộc vào quy mô, trình độ và mục tiêu, từng Ngân hàng có những quy định phù hợp. Đây là các văn bản chi tiết hóa các văn bản thuộc quy phạm pháp luật

Thông lệ

Thông lệ quốc tế về L/C (UCP 500 )- Đây là văn bản không thuộc quy phạm pháp luật của các quốc gia trong đó có Việt nam. Tuy nhiên trong quá trình cho vay và thanh toán xuất nhập khẩu các Ngân hàng của nước sở tại phải tham chiếu và tuân thủ. Nếu không tuân thủ, rủi ro sẽ phát sinh và thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng

phát triển Ngân hàng. ở Việt Nam dư nợ tín dụng chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản có của Ngân hàng.

Tín dụng Ngân hàng là hoạt động sinh lời nhưng rủi ro.

Dư nợ tín dụng là khoản đầu tư sinh lời, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho nhiều Ngân hàng. Hiện nay, thu nhập thông qua tín dụng tại các ngân hàng Thương mại Việt nam chiểm tỷ trọng trên 60 % tổng thu nhập.

Tuy nhiên, tín dụng Ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Vì vậy kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng đối với việc phát triển an toàn hoạt động tín dụng Ngân hàng.

1.3.3.2. Nội dung kiểm tra của bộ máy Kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng.

Công tác kiểm soát nội bộ của Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ NHTM

Tín dụng là hoạt động phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong luật pháp. Vì vậy nội dung kiểm soát tín dụng phong phú, đa dạng, phức tạp.

Mục đích kiểm tra nội bộ đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng là hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động cáo hiệu quả, an toàn và bền vững.

Kinh nghiệm cho thấy rằng hoạt động kiểm tra đối với hoạt động tín dụng Ngân hàng của các nước khác nhau có những đặc thù riêng về nội dung và hình thức kiểm tra. Điều đó là do hệ thống luật pháp hiện hành, do mức độ phát triển nền kinh tế, do tín ổn định của Hệ thống tài chính - Tiền tệ quốc gia của từng nước. Tuy nhiên tập trung các nước có điểm giống nhau về hình thức kiểm tra. Đó là kiểm tra tuân thủ và kiểm tra hoạt động. Về phương diện này Việt Nam cũng giống các nước.

Kiểm tra tuân thủ là kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật, và các quy định nội bộ của Ngân hàng có liên quan đến hoạt động cho vay.

Nội dung kiểm tra tuân thủ bao gồm:

- Kiểm tra nội dung và hình thức giao kết hợp đồng cho vay, bảo đảm tiền vay

- Kiểm tra đối tượng vay vốn có nằm trong các điều khoản cấm của luật pháp

- Kiểm tra mục đích vay vốn có phù hợp với luật pháp và đạo đức xã hội,

- Kiểm tra phương án vay vốn có phù hợp với Luật doanh nghiệp và Điều lệ của doanh nghiệp vay vốn,

- Kiểm tra tính hợp lệ theo quy định trong Điều lệ của doanh nghiệp đối với việc bổ nhiệm, quyết định thẩm quyền của cán bộ lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp vay vốn,

- Kiểm tra tính hợp lệ trong việc ủy quyền, ủy quyền lại của doanh nghiệp vay vốn và ngân hàng cho vay,

- Kiểm tra tính hợp pháp trong việc bảo lãnh cả về phuơng diện tài sản, hình thức giao kết hợp đồng, đăng ký giao dịch đảm bảo,

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn trong cho vay.

- So sánh thực tế xử lý tiếp nhận, thẩm định, trình duyệt và giải ngân, với qui trình cho vay của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành

Nội dung kiểm tra hoạt động, kiểm tra tài chính bao gồm [19]:

- Kiểm tra dư nợ cho vay, hình thức và đối tượng cho vay phù hợp với chiến lược, chủ trương của Ngân hàng,

- Kiểm tra sự phù hợp giữa mục đích vay vốn ghi trong hợp đồng và các giầy tờ liên quan,

- Kiểm tra đối chiếu dư nợ cho vay với những quy định về an toàn cho vay

- Kiểm tra đối chiếu giữa quy định về lãi suất và lãi suất thực hiện, - Đối chiếu thời hạn cho vay, thu nợ, gia hạn nợ, với quy định hiện hành - Kiểm tra việc hạch toán giải ngân, thu nợ thu lãi, chuyển nợ quá hạn, hạch toán ngoại bảng,

- Kiểm tra giá trị ngoại bảng, tài sản đảm bảo tiền vay và biến động tài khoản ngoại bảng, nội bảng,

- Kiểm tra tính đúng đắn trong việc phân loại nợ theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước,

- So sánh đối chiếu tỷ giá thực tế công bố và tỷ giá áp dụng khi thu hồi nợ trong trường hợp cho vay bằng ngoại tệ,

- Kiểm tra hồ sơ, thủ tục nhận nợ, chuyển nợ trong các trường hợp bảo lãnh vay vốn, bao gồm bảo lãnh thanh toán L/C.

Kiểm soát rủi ro tín dụng bằng cơ chế quản trị tín dụng.

Như đã phân tích, Kiểm tra kiểm soát nội bộ là công cụ quản trị rủi ro của Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra nội bộ có thể xem như hoạt động thụ động, “kiểm tra sau” bên cạnh đó, rủi ro tín dụng có thể nhìn thấy trước và có thể thiết lập cơ chế quản lý một cách chủ động, nhằm ngăn ngừa phát sinh rủi ro.

Theo các quy định hiện hành và theo thông lệ Việt Nam hiện nay, một hệ thống kiểm tra được quy định trong các quy chế cho vay, bảo lãnh nhằm giám sát họat động tín dụng một cách hiệu quả và an toàn.

Sau đây là những khái quát về một hệ thống kiểm tra thết lập ngay trong các cơ chế quản trị hoạt động tín dụng Ngân hàng:

- Giám sát việc nhân viên cán bộ trực tiếp cho vay tiếp xúc với khách hàng. Việc tách Người có thẩm quyền quyết định cho vay ra khỏi mối quan hệ với khách hàng sẽ bảo đảm tính độc lập, không bị tình cảm chi phối;

- Phân trách rõ ràng. Việc xem xét quyết định cho vay được phân cấp rõ ràng sẽ hỗ trợ cho việc kiểm soát một cách chặt chẽ, qua nhiều tầng, loại bỏ được những yếu tố rủi ro không thể phát hiện trong các cấp khác.

- Nâng cao vai trò kiểm soát của kế toán. Đây là biện pháp kiểm soát lẫn nhau giữa các Phòng Ban trong Ngân hàng. Kế toán là đơn vị kiểm tra lại một số yếu tố trong việc cho vay khi giải ngân, giám soát thu hồi nợ, lãi, chuyển nợ quá hạn .

- Thành lập Hội đồng tín dụng độc lập tại cấp quyết định tín dụng. Hội đồng này có nhiệm vụ thẩm định lại các dự án vay vốn trên cơ sở lấy ý kiến khách quan hơn từ các thành viên hội đồng.

1.3.3.3. Cácyếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kiểm soát nội bộ

đối với hoạt động tín dụng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kiểm toán nội bộ đối với họat động tín dụng, kể cả khách quan và chủ quan. Trong khuôn khổ nghiên cứu này tác giả chỉ đề cập đến những yếu tố chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chủ trương và thái độ của Hội đồng quản trị đối với công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Thái độ nghiêm túc của Hội đồng quản trị đối với việc kiểm toán nội bộ có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc củng cố và nâng cao vai trò kiểm toán nội bộ ngân hàng nói chung và kiểm toán tín dụng nói riêng. Một thái độ thiếu quan tâm của lãnh đạo sẽ tạo ra tâm lý xem nhẹ vai trò kiểm toán nội bộ, bên cạnh đó sẽ không có những quy chế chặt chẽ trong việc tổ chức kiểm toán; không chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực cho kiểm toán.

Hai là, một quy chế về nhân sự kiểm toán không đúng yêu cầu; bao gồm các định chế về quyền hạn, trách nhiệm, trình độ, chế tài thưởng phạt cũng là yếu tố làm giảm tính năng động, sáng tạo, nhiệt tình; cũng như chất lượng của kết quả kiểm toán.

Ba là, một hệ thống, bao gồm quy trình, phương pháp và các biện pháp khác không phù hợp sẽ không cho phép kiểm toán nội bộ mang lại hiệu quả kiểm toán; không cho phép kiểm toán chủ động trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra một cách chủ động, toàn diện.

Bốn là, các quy chế cho vay, bảo lãnh không thiết kế chặt chẽ trên phương

diện giám sát, không đề ra những biện pháp cần thiết để hạn chế rủi ro.

Năm là, cán bộ kiểm toán thiếu trình độ chuyên môn về nghiệp vụ tín dụng và luật pháp là nguy cơ dẫn đến rủi ro kiểm toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của Luận văn đã tập trung giải quyết một số vấn đề liên quan đến

hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại đối với hoạt

động tín dụng như làm rõ các cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng, rủi ro tín dụng

của các ngân hàng thương mại, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộđối với hoạt

động tín dụng như các khai niệm, quá trình hình thành và phát triển, các cách thức tổ chức hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, sự cần thiết....

Các cơ sở lý luận về công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại vừa được trình bày tại chương 1 của luận văn sẽ là tiền đề để luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng của VietinBank trong chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu 155 HOÀN THIỆN CÔNG tác KIỂM TRA KIỂM SOÁT đối với HOẠT ĐỘNG tín DỤNG TRONG hệ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM,LUẬN văn THẠC sỹ KINH tế (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w