2.4.2.1. Tồn tại
Một là, hiện tại Vietinbank đã xây dựng hệ thống quy trình quy chế tín dụng khá chặt chẽ với nhiều bước tuân thủ. Việc không thực hiện đầy đủ, các
lỗi sai về định lượng sẽ bị hệ thống thông báo. Đôi khi Kiểm tra viên thường dựa vào mã lỗi do hệ thống phát hiện để báo lỗi và ghi nhận mà chưa mô tả rõ nét, chưa phản ánh đúng bản chất sự việc. Báo cáo sau kiểm tra chưa phản ánh/ cập nhật/ nhận diện đầy đủ các vấn đề của đối tượng được kiểm tra.
Hai là, góc nhìn của Kiểm tra kiểm soát nội bộ là phát hiện xử lý, đề xuất xử lý lỗi của đối tượng kiểm tra, nên đôi khi còn xảy ra hiện tượng chỉ tập trung vào việc tìm kiếm lỗi vi phạm của đối tượng mà không đi kèm mục đích phòng ngừa rủi ro cho hệ thống.
Ba là, quá trình Hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ nhiều nơi, nhiều lúc cũng còn mang tính hình thức; tính độc lập của kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa được phát huy cao độ ; Ngược lại một số đơn vị, chi nhánh còn chưa nhận thức đúng vai trò của kiểm tra kiểm soát nội bộ, còn chấp hành mang tính chất đối phó khiến ảnh hưởng chất lượng kiểm tra.
Bốn là, bản chất rủi ro nghiệp vụ tín dụng thường chỉ phát sinh sau khi khoản vay đã được giải ngân. Vì vậy đội ngũ kiểm tra vẫn chủ yếu hoạt động trên tinh thần phòng ngừa, hạn chế lỗi tác nghiệp.
Năm là, do sự hạn chế về mục tiêu, chương trình kiểm tra và các bằng chứng thu thập trên biên bản kiểm tra chưa đưa ra được các vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Vietinbank, chưa phân tích được rõ nguyên nhân rủi ro tín dụng và lượng hóa thành tiền rủi ro này.
Sáu là, công tác khắc phục, chỉnh sửa sau kiểm tra còn nhiều bất cập. Sau khi hòan thành công tác kiểm tra, công tác khắc phục chỉnh sửa đôi khi không được nhìn thức một cách đúng mực. Bộ phận kiểm tra kiểm soát không sát sao công tác khắc phục của đối tượng kiểm tra, đôi khi tập trung vào kiểm soát lỗi nhưng không có định hướng khắc phục khiến cho đối tượng được kiểm tra không có phương hướng giải quyết triệt để. Đối tượng được kiểm tra chỉ tập trung đối phó giải trình trong thời gian kiểm tra, nhưng sau thời điểm
kiểm tra thiếu nhận thức khắc phục, sửa đổi, rút kinh nghiệm dẫn đến các lỗi còn tồn đọng kéo dài hoặc vẫn để tình trạng tiếp tục lặp lại sai sót.
2.4.2.2. Nguyên nhân tồn tại
❖ Các nguyên nhân chủ quan
Một là, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của Vietinbank đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của HĐQT và Ban điều hành phần nào có tác dụng tích cực đến hoạt động của kiểm tra kiểm soát nội bộ, song cần có những biện pháp hữu hiệu để phát huy hơn nữa vai trò của kiểm tra kiểm soát nội bộ trong việc lập kế hoạch, kiểm soát một cách toàn diện các hoạt động cho vay, kiểm soát toàn diện các cấp có thẩm quyền trong việc ra các quyết định liên quan đến hoạt động cho vay, bảo lãnh...
Hai là, các cuộc kiểm tra của kiểm tra nội bộ mặc dù có quy trình nhưng do hạn chế thời gian kiểm tra và chủ yếu vẫn dựa theo chuyên đề nên một đợt kiểm tra thường không thể nhìn ra tòan bộ bức tranh về đối tượng kiểm tra. Đồng thời việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hiệu quả công việc của các kiểm tra viên cũng chưa có tiêu trí rõ ràng.
Ba là, xây dựng chương trình kiểm tra còn thụ động, chưa có định hướng cụ thể cho từng thời kỳ, cũng như định hướng kế hoạch lâu dài.
Bốn là, chưa đầu tư đúng mức cho công tác khảo sát lập kế hoạch kiểm tra, kế hoạch còn ôm đồm dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm.
Năm là, đội ngũ kiểm tra viên còn thiếu về số lượng, một số chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, so với chuẩn mực đạo đức của kiểm tra viên: chính trực, khách quan, độc lập thận trọng, bí mật, yêu cầu về phẩm chất chính trị, trình độ nghiệp vụ và đạo đức ứng xử, đội ngũ kiểm tra viên Vietinbank còn nhiều bất cập làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, đối với kiểm tra nội bộ còn một số cán bộ còn chưa trang bị cho mình kiến thức để đến khi bắt tay vào công việc gặp khó khăn lúng túng, không tìm ra
được sai sót để ngăn chặn rủi ro có thể xẩy ra trong hoạt động tín dụng, một phần do bản chất của hoạt động tín dụng khá phức tạp, nhận xét đánh giá chất lượng tín dụng cũng hạn chế và trừu tượng, mặc khác do trình độ chuyên môn thuộc Ngân hàng của kiểm tra viên chưa đồng đều, một số kiểm tra viên chưa thông hiểu thuật ngữ nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng.
Sáu là, công tác đào tạo bồi dưỡng cho kiểm tra viên chưa được chuyên sâu chỉ dừng lại mang tính bổ túc vì vậy kiểm tra viên thiếu hụt kiến thức, kỹ năng chuyên môn, chưa có kế hoạch đào tạo dài hạn, đào tạo chuyên gia về lĩnh vực kiểm tra nói chung trong hoạt động của kiểm tra nội bộ Vietinbank.
Bảy là, chưa đánh giá phân loại năng lực, trình độ thực tế cán bộ nên khó khăn trong công tác bố trí sử dụng cán bộ phù hợp giữa yêu cầu công tác với năng lực, trình độ cán bộ.
Tám là, còn thiếu hụt một lực lượng giảng viên vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa am hiểu về thực tiễn kiểm tra .
Chín là, số lượng kiểm tra viên còn ít hơn so với nhu cầu nên công tác kiểm tra chưa được thực hiện thường xuyên .
❖ Các nguyên nhân khách quan.
Một là, nhiều nơi chưa nhận thức đúng đắn về vai trò và tác dụng của kiểm tra kiểm soát nội bộ với hoạt động kinh doanh Ngân hàng nên đôi khi còn tỏ ra chống đối, không hợp tác với kiểm tra viên tham gia kiểm tra trong việc cấp số liệu, giải trình số liệu, con người kinh phí gây khó khăn cho kiển tra viên.
Hai là, mặc dù trong quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh Vietinbank, vai trò của kiểm tra kiểm soát nội bộ đã được quy định rõ ràng, có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng. Nhưng nhìn chung hệ thống kiểm soát nội bộ của Vietinbank đều chưa thực hiện hết chức năng, và phát huy hết quyền hạn đã được quy định.
Ba là, do môi trường kinh tế xã hội: nhiều quy chế, quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh Ngân hàng NHTM do NHNN, Bộ tài chính, các cơ quan khác hay chính bản thân Vietinbank ban hành được điều chỉnh và bổ sung thường xuyên. Hoạt động của Vietinbank chịu sự tác động trực tiếp của các cơ quan trên, nhưng mối quan hệ của kiểm tra nội bộ đối với cơ quan đó chưa được chặt chẽ, hiệu quả để thúc đẩy công tác kiểm tra được tốt hơn.
Bốn là, thực tế cho thấy Chính phủ đôi khi can thiệp quá sâu vào việc điều hành kinh doanh của các NHTM, quy trình tín dụng của Vietinbank thực hiện chưa phù hợp với quy chế đã ban hành. Trong trường hợp này kiểm tra viên phải mất nhiều thời gian tìm hiểu, phân tích để đưa ra kết luận cuối cùng.
Năm là, hệ thống chính sách, pháp luật điều tiết hoạt động kinh doanh của khách hàng vay vốn thường xuyên thay đổi, ảnh hưởng đến kết quả họat
động sản xuất kinh doanh. Khách hàng không đảm bảo thực hiện được điều khoản về hiệu quả sử dụng vốn vay. Kiểm tra viên khi thực hiện phần này khó đưa ra được kết luận tính tuân thủ và hiệu quả của khoản vay đó.
Sáu là, sự can thiệp của Nhà Nước vào hoạt động tín dụng làm cho hoạt động này không đơn thuần là hoạt động kinh doanh. Do vậy các kiểm tra viên chưa đánh giá được tính hiệu quả, đánh giá toàn diện và tổng quát về hoạt động tín dụng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đề cập đến những vấn đề về thực trạng hoạt động tín dụng và kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hệ thống Vietinbank.
Hoạt động tín dụng của Vietinbank là hoạt động quan trọng, có vai trò thúc đẩy tăng trưởng Ngân hàng. Thu nhập qua hoạt động tín dụng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng thu nhập của Vietinbank. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng chứa ẩn nhiều rủi ro. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu rủi ro, thì nguy cơ thất thoát trong hoạt động tín dụng là rất lớn. Cuối cùng, sự thất thoát đó sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng.
Kiểm tra kiểm soát nội bộ là công cụ quản trị rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Kiểm tra kiểm soát nội bộ trong Hệ thống Vietinbank đã được củng cố một bước. Mạng lưới kiểm tra kiểm soát nội bộ đã được xây dựng theo hệ thống dọc từ Trung ương đến tất cả các chi nhánh, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của TGĐ. Kiểm tra hoạt động tín dụng là một mảng công tác trong hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của Vietinbank. Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra kiểm soát tín dụng đã góp phần không nhỏ vào việc hạn chế rủi ro trong tín dụng. Tuy nhiên, trong thực tiễn hoạt động kiểm tra kiểm soát đối với hoạt động tín dụng vẫn chưa phát huy hết được hiệu quả.
Trong quá trình phân tích, tác giả đã khái quát những nguyên nhân dẫn đến thực trạng hiện nay trong công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng Vietinbank. Những kết luận này sẽ là cơ sở để tác giả nghiên cứu chương 3 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ đối với hoạt động tín dụng tại Vietinbank.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TRONG HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC KIỂM TRA KIỂMSOÁT NỘI BỘ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN