Định kỳ hàng quý Thanh tra NHNN cần kiểm tra công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của từng NHTM. Đánh giá tính đầy đủ về hệ thống, kết quả kiểm tra. Thanh tra NHNN cần có những quy định và quy trình sử dụng kiểm tra kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng Thương mại như cánh tay nối dài trong hoạt động giám sát từ xa của Thanh tra NHNN. Thực hiện điều đó sẽ tạo cho Thanh tra nắm bắt thường xuyên, sâu sắc hoạt động của các Ngân hàng; đồng thời đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro của các Ngân hàng. Bên cạnh đó, những quy đinh có tính bắt buộc như đề xuất trên đây là yếu tố buộc các Ngân hàng phải quan tâm đến hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của các Ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng về công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Công thương tại chương 2 cùng với định hướng phát triển hoạt động tín dụng và kiểm tra kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Công thương trong điều kiện mới, tác giả đã đề xuất các biện pháp hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Việc hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong hệ thống Ngân hàng Vietinbank không tách rời khỏi việc củng cố và xây dựng hệ thống quản trị rủi ro của Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Đề tài được thực hiện trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tiễn của hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ và hoạt động tín dụng trong các NHTMNN. Những nhận thức đúng đắn, đầy đủ và sâu sắc về thực trạng hoạt động tín dụng hiện nay của Vietinbank giúp cho các kiểm tra viên có cái nhìn tổng quan hơn về đối tượng thực hiện kiểm toán. Bên cạnh đó, quan điểm về chất lượng kiểm toán vốn là một vấn đề trừu tượng - đã được trình bày rõ ràng, cụ thể và dễ hiểu giúp cho các kiểm tra viên định hướng trong quá trình thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đóng góp cơ bản của đề tài là đã đưa ra và phân tích được những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ, từ đó đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kiểm tra nội bộ hoạt động tín dụng trong hệ thống Vietinbank và kiến nghị phù hợp để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong hệ thống Vietinbank.
Các biện pháp kiểm tra chất lượng và nâng cao đạo đức hành nghề của các kiểm tra viên không những chỉ có thể áp dụng để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong hệ thống Vietinbank mà còn có thể ứng dụng để nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát toàn ngành Ngân hàng.
Với cơ quan Thanh tra Nhà nước, để đề tài trở thành hữu ích khi tiến hành kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng, trước mắt cần phải giải quyết một số vấn đề sau:
- Kiểm tra viên chuyên ngành tài chính Ngân hàng cần nghiên cứu các bước kiểm tra hoạt động tín dụng đã được trình bày trong đề tài này, đóng góp ý kiến và thống nhất tổ chức thực hiện các bước này.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm sau mỗi đợt kiểm tra một Ngân hàng
- Trao đổi, tiếp thu ý kiến và kinh nghiệm của các cán bộ trong ngành Ngân hàng để có hiểu biết sâu sắc hơn về lĩnh vực Ngân hàng.
- Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Trước mắt khi chưa thành lập đơn vị chuyên trách, công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán cần phân cấp cho các bộ phận trong đơn vị để thực hiện nhiệm vụ này.
- Khen thưởng thích đáng đối với những biểu hiện tích cực và kỷ luật nghiêm khắc đối với những hành vi tiêu cực về đạo đức đối với người làm công tác Thanh tra, kiểm soát nội bộ.
Trong đề tài này không thể tránh khỏi có những thiếu xót, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp để hoàn thiện đề tài này, đưa vào ứng dụng có hiệu quả.
bộ ngân hàng trong điều kiện hội nhập, Tạp chí nghiên cứu khoa học Kiểm toán số 68.
2. TS. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê;
3. VietinBank (2012-6/2015), Báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam;
4. Vietinbank (2012-6/2015), Báo báo về tình hình hoạt động kinh doanh và kiểm tra kiểm soát;
5. Đề án tái cơ cấu Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Đề án 254).
6. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại.
NXB Thống kê, Hà Nội;
7. Hội đồng Nhà nước (1990), Pháp lệnh Thanh tra ban hành ngày 01/04/1990.
8. Phạm Xuân Hoè (2006), Luận văn thạc sỹ Giải pháp nâng cao năng lực Quản trị rủi ro tín dụng của Vietinbank, Học viện ngân hàng
9. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
10. Quốc hội (2010), Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam, NXB Hồng Đức, Hà Nội.
11. Quốc hội (2011), Luật khiếu nại số 02/2011/QH13.
12. Tài liệu kế hoạch cơ cấu lại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
13. Thông tư 44/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2011.
14. Thủ tướng chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg về phê duyệt đề án “cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
15. TS Phan Văn Tính (2006) , Suy nghĩ về quản trị ngân hàng từ thực tiễn,, Tạp chí ngân hàng số 12 năm 2006.
Minh,
Trường Đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.
17.VietinBank (2012-6/2015), Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
18.VietinBank (2013), Sổ tay tín dụng Vietinbank
19.Vietinbank (2014), Quyết định số 1905/2014/QĐ-HĐQT-NHCT7
về việc ban hành quy chế hoạch động của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam ngày 31/12/2014.
20.VietinBank, Các văn bản Quy chế hoạt động của hệ thống kiểm
soát nội bộ; Hướng dẫn kiểm tra giám sát sau cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam