Công tác tổ chức phân tích

Một phần của tài liệu 158 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn (Trang 38 - 40)

VI. Kết cấu khóa luận

2.2.1. Công tác tổ chức phân tích

Tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, quy trình phân tích đánh giá tài chính của khách hàng doanh nghiệp sẽ do bộ phận tín dụng của phòng khách hàng doanh nghiệp phụ trách. Mỗi bộ hồ sơ tín dụng sẽ được xử lý, phân tích và thấm định cho vay bởi cán bộ tín dụng có trình độ dưới sự giám sát của phó phòng và trưởng phòng. Kể từ khi cán bộ tín dụng nhận đủ bộ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết thì trong vòng 10-15 ngày cán bộ tín dụng cần đưa ra quyết định cho vay và thông báo cho khách hàng.

Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp nhận và xử lý hồ sơ.

Khi doanh nghiệp gửi bộ hồ sơ tín dụng lên ngân hàng, hồ sơ sẽ được cán bộ tín dụng kiểm tra đánh giá về tính xác thực, minh bạch và đồng thời phân tích tư cách pháp lý của doanh nghiệp trong khả năng của mình. Nếu vượt quá khả năng của cán bộ tín dụng, ngân hàng sẽ cử cán bộ từ bộ phận khác tới hỗ trợ trong quá trình thấm định doanh nghiệp. Bộ hồ sơ phải bao gồm giấy đề nghị vay vốn, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, bản chính hoặc bản sao lưu đã được công chứng bởi doanh nghiệp báo cáo tài chính theo quy định cũng như các tài liệu chi tiết liên quan như công nợ, hàng tồn kho và các báo cáo khác, đồng thời bao gồm cả hồ sơ về dự án và hồ sơ bảo đảm tiền vay. Trường hợp khách hàng chưa cung cấp đủ thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng bổ sung và hoàn thiện.

Bước 2: Cán bộ phân tích sẽ thực hiện phân tích BCTC doanh nghiệp. Cán bộ phân tích tìm hiểu về quy mô doanh nghiệp, đánh giá trình độ quản lý của ban giám đốc. Đồng thời đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp bằng cách tính và phân tích tài chính tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ số: Chỉ số thanh toán, chỉ số lợi nhuận hoạt động, chỉ số về hiệu quả hoạt động và chỉ số tăng trưởng tiềm năng. Từ việc đánh giá các chỉ số trên, cán bộ phân tích sẽ có cái nhìn khái quát hơn về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp mặt khác, chỉ số cho thấy được tiềm lực và khả năng trong tương lai của doanh nghiệp. Mặt khác, việc tìm hiểu về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng trong quá khứ cũng hỗ trợ cán bộ phân tích đưa ra quyết định khách quan hơn.

Bước 3: Cán bộ tín dụng thấm định hồ sơ

Đầu tiên, cán bộ tín dụng thấm định về năng lực pháp lý cũng như tình hình tài chính và uy tín của khách hàng. Mặt khác, cán bộ tín dụng cũng cần phải thấm định về khả năng đáp ứng vốn, lãi suất và thời hạn cho vay của chính ngân hàng. Tiếp đó, cán bộ tín dụng cũng cần phải thấm định về tính pháp lý, hiệu quả dự án và khả năng trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cần phải thấm định các tài sản bảo đảm tiền vay do ngân hàng và người vay thỏa thuận với nhau. Sau khi hoàn thành hồ sơ thấm định, cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho các phòng chức năng khác để lấy ý kiến nếu thấy cần thiết. Sau khi thấm định những nội dung đã nêu bên trên, Trưởng phòng sẽ tiếp nhận tờ trình thấm định, trong đó, cán bộ tín

dụng đưa ra ý kiến của mình là cho vay hay không cho vay với lý do gì. Ngoài ra trưởng phòng có thể yêu cầu thấm định lại nếu thấy cần thiết, nếu trưởng phòng đồng ý cho vay thì hồ sơ sẽ được chuyển lên Giám đốc chi nhánh để xem xét. Nếu ý kiến của Giám đốc chi nhánh thống nhất với ý kiến của trưởng phòng tín dụng thì khoản vay đấy được phê duyệt.

Nhìn vào quy trình bên trên, có thể thấy, ngân hàng thương mại Sài Gòn tuân thủ đúng theo quy trình thấm định. Việc tổ chức thực hiện đánh giá quy trình một cách logic, khoa học cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả hoạt động của công ty.

Một phần của tài liệu 158 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w