Đánh giá chung công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp tạ

Một phần của tài liệu 158 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn (Trang 59 - 64)

VI. Kết cấu khóa luận

2.2.5. Đánh giá chung công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp tạ

NHTM cổ phần Sài Gòn

2.2.5.1. Những kết quả đạt được

Hoạt động tín dụng của SCB trong các năm qua luôn phát triển bền vững, góp phần cung ứng và điều hòa vốn trong từng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy thông qua việc đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động cho doanh nghiệp

- Ngân hàng TMCP - chi nhánh Hai Bà Trưng từ khi đi vào hoạt động đã

đạt được nhiều thành tựu. Với việc không ngừng tự đánh giá, nâng cao chất lượng

của đội ngũ chuyên viên và quy trình phân tích đã giúp SCB giảm thiểu được nhiều

rủi ro không đáng có, đảm bảo an toàn và giúp ngân hàng mang lại nguồn lợi nhuận

lớn. Cụ thể, những thành tựu mà ngân hàng đã đạt được trong công tác đánh giá tài

chính khách hàng được thể hiện ở điểm sau:

- Cán bộ phân tích luôn được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thường xuyên.

Trong quá trình phân tích, ngân hàng luôn thực hiên đúng và đủ các quy trình, nội

dung phân tích, thông thường, đối với khoản vay ngắn hạn thì thời gian thấm định

Commented [MOU3]: 2.3. Đánh giá chugn công tác phân tích khách hàng doanh nghiệp tại...

vay vốn, chi phí tìm kiếm nguồn thông tin bên ngoài, chi phí kiểm soát, xét duyệt và một số chi phí khác.

- Trong giai đoạn cho vay, chất lượng công tác phân tích được đánh giá rất tốt khi không có khách hàng nào sử dụng vốn sai mục đích. Với mỗi khoản vay mói dù là của khách hàng cũ hay mới thì cán bộ tín dụng đề thực hiện phân tích theo đúng quy trình vì vậy cán bộ luôn theo sát và nắm bắt được những biến động trong tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng tại mọi thời điểm. Từ đó, cán bộ sẽ đưa ra những tư vấn cho doanh nghiệp, quyết định có nên tiếp tục cho vay và hạn mức cho vay là bao nhiêu để tối đa lợi ích cho cả phía khách hàng lẫn ngân hàng.

Ngoài ra, SCB luôn đặc biệt chú ý tới tính trung thực của số liệu để có thể tính toán được các số liệu một cách chính xác, đáng tin cậy nhất. Để đối chiếu với các tài liệu mà khách hàng cung cấp và đưa ra quyết định cho vay hợp lý nhất, cán bộ tín dụng cũng tìm hiểu và tổng hợp thông tin của doanh nghiệp từ các nguồn đáng tin khác nhau bên ngoài.

Bên cạnh đó, thành công trong công tác phân tích tài chính khách hàng giúp cho chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn ở mức cao. Có thể thấy, chất lượng tín dụng luôn được SCB chú trọng kiểm soát thông qua việc nâng cao chất lượng thấm định và phê duyệt tín dụng; giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn và nguồn thu để thu hồi nợ đúng hạn. SCB luôn tuân thủ các tỷ lệ, quy định về an toàn hoạt động tín dụng theo đúng quy định của NHNN. Quy mô tín dụng của SCB liên tục tăng trưởng bên vững qua các năm, nợ quá hạn, nợ xấu luôn được kiểm soát tốt nên tỷ lệ rất thấp so với giới hạn cho phép của NHNN.

Tỷ lệ nợ xấu của SCB trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 luôn ở mức dưới 3% (thậm chí dưới 1%) theo quy định đo SCB đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để quản lý tốt về rủi ro tín dụng, cụ thể: Xây dựng cơ cấu tổ chức các chức năng tín dụng dựa trên hệ thống cân bắng và kiểm soát. Các Đơn vị kinh doanh được tách riêng hoàn toàn với các đơn vị phê duyệt. Xây dựng các hạn mức rủi ro tín dụng đàm bảo tuân thủ theo quy định của Thông tư 13 / 2018 / TT - NHNN và thực hiện giám sát thường xuyên để đảm bảo các hạn mức rủi ro tín dụng luôn phù hợp với quy định. Cải thiện và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng phù

hợp với SCB để thực hiện đo lường rủi ro tín dụng. Thường xuyên theo dõi, kiểm soát rủi ro tín dụng đối với từng khoản cấp tín dụng và toàn bộ danh mục cấp tín dụng. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời khi chất lượng tín dụng bị giảm sút. Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra định kỷ, đột xuất đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy trình nghiệp vụ của SCB và quy định của pháp luật.

2.2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Những hạn chế

+ Đầu tiền, hiện nay, hầu hết các công ty vay vốn tại SCB đều có BCTC và được kiểm toán độc lập, tuy nhiên, vẫn còn một số công ty tự lập báo cáo tài chính và chưa có kiểm toán nên thông tin không đáng tin cậy, một số doanh nghiệp có thể làm giả hồ sơ chứng từ để nhằm đạt mục đích của mình. Điều này gây khó khăn cho cán bộ phân tích tài chính khi thực hiện nghiệp vụ của mình, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn tới việc đưa ra các đánh giá không đúng về doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến rủi ro tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng. Đây thực sự vẫn là vấn đề nhức nhối chung của hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam dù vấn đề này đã tồn tại từ lâu.

+ Thứ hai, Quy trình đánh giá tín dụng vẫn mang tính chủ quan, các chỉ tiêu đánh giá không bao quát hết được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, kết quả phân tích chưa phản ánh chính xác hoàn toàn về tình hình tài chính của khách hàng và việc đánh giá các chỉ tiêu chưa liên kết với nhau.

+ Thứ ba, thông thường thời gian để cán bộ tín dụng đưa ra quyết định cho vay trong vòng 15 ngày, tuy nhiên, thời gian phân tích bị kéo dài dẫn đến thời điểm đưa ra quyết định cho vay bị chậm trễ, dẫn đến không đáp ứng được nhu cầu vốn cấp thiết của khách hàng.

+ Hệ thống chỉ tiêu sử dụng để phân tích tài chính chưa được các cán bộ phân tích sử dụng hết điển hình là báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC, cán bộ tín dụng thường không phân tích hoặc phân tích qua loa, chưa chuyên sâu vào từng khoản mục trên BCLCTT. Kết quả phân tích mới chỉ so sánh qua các năm và tình hình chung của nền kinh tế chứ chưa so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành và cùng quy mô với nhau.

- Nguyên nhân chủ quan

+ Đầu tiên, trình độ, kinh nghiệm phân tích của cán bộ tín dụng chưa đồng đều. Mặc dù đa phần các cán bộ phân tích được tuyển dụng đều là cử nhân chuyên ngành về tài chính và ngân hàng nhưng kinh nghiệm chưa dày dặn để ứng phó trong mọi trường hợp. Đặc biệt mỗi cán bộ phân tích sẽ phụ trách hoàn tất các công việc như thu nhập thông tin khách hàng, tạo hồ sơ khách hàng, tạo hồ sơ vay vốn, trình cấp trên phê duyệt, đồng thời phải quản lý nhiều bộ hồ sơ cùng lúc dẫn đến việc kiểm soát khó khăn dễ xảy ra nhầm lẫn, sai sót. Ngoài ra, cũng không thể bỏ qua khả năng cán bộ tín dụng thông đồng với khách hàng phê duyệt các khoản vay không đủ tiêu chuẩn gây ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng.

+ Thứ hai, về công nghệ và kỹ thuật, Dù ngân hàng luôn đầu tư để nâng cao công nghệ kỹ thuật nhưng vẫn chưa phù hợp với tốc độ tăng của khối lượn công việc. Một số cán bộ vẫn gặp khó khăn khi ứng dụng công nghệ, việc tính toán các chỉ số vẫn trên Excel mà chưa có các phần mềm tính toán chuyên dụng hỗ trợ dẫn đến tốn nhiều thời gian ảnh hưởng tới thời gian giải ngân của khách hàng.

+ Thứ ba, thông tín cán bộ phân tích sử dụng hầu hết là do khách hàng cung cấp chứ chưa khai thác thông tin từ báo chí và các doanh nghiệp cùng ngành. Cán bộ tín dụng thường chỉ chú trọng phân tích các BCTC của doanh nghiệp.

- Nguyên nhân khách quan

+ Đa phần các BCTC khách hàng cung cấp đều do khách hàng tự lập nên tính chính xác không cao. Để phục vụ mục đích vay vốn, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng làm giả số liệu, cố tình làm sai thông tin nhằm qua mặt cán bộ tín dụng, để phù hợp với những yêu cầu phía ngân hàng đưa ra. Thậm chí, để có thể thuận lợi đi vay vốn ở các tổ chức tín dụng, có doanh nghiệp còn lập nhiều báo cáo tài chính khách nhau cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của các tổ chức cho vay. Vì vậy thông tin, nguồn thông tin chất lượng hay yếu kém sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng phân tích TCDN. Ngoài ra, có những doanh nghiệp mắc nhiều lỗi trong việc hoàn thiện hồ sơ điển hình như việc kê khai sai, nộp thiếu các giấy tờ cần có trong hồ sơ vay vốn điều này khiến chuyên viên tín dụng mất nhiều thời gian hoàn thành hồ sơ

+ Bên cạnh đó, có trường hợp doanh nghiệp gây áp lực lên cán bộ tín dụng để phê duyệt khoản vay nhanh chóng hoặc đưa ra các điều khoản vay vốn bất lợi về phía ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTM

CỔ PHẦN SÀI GÒN CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG

Một phần của tài liệu 158 HOÀN THIỆN CÔNG tác PHÂN TÍCH tài CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN sài gòn (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(81 trang)
w