1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đầu tư của Nhà nước nước
Nhân tổ chủ quan
❖
- Thứ nhất, mục tiêu và phương thức hoạt động của VDB: thông qua các chương trình, mục tiêu phát triển trong những năm qua tín dụng đầu tư của Nhà nước có thể nhận thấy rất rõ, nguồn vốn TDĐT tập trung hướng vào mục tiêu nhằm hỗ trợ các dự án, chủ đầu tư theo các chương trình khuyến khích đầu tư của Chính phủ và là mục tiêu quan trọng nhất của tín dụng đầu tư do Nhà nước cung cấp. Vì, các dự án này rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế của đất nước nhưng thị trường vốn tín dụng thương mại không thể phủ lấp được; thông qua các dự án này Chính phủ kích thích cả vùng, cả ngành hoặc từng lĩnh vực cụ thể nào đó cùng phát triển và là điều kiện để đưa các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án của Nhà nước thành công và từng bước đi vào cuộc sống. Sử dụng đòn bảy lãi suất để khuyến khích vốn thương mại đổ vào các lĩnh vực, vùng Chính phủ phát triển. Mục tiêu này được chú trọng cả về phương diện khuyến khích đầu tư lẫn phương diện sử dụng hiệu quả tài chính Nhà nước. Bảo hiểm cho các dự án cần thiết nhưng có độ rủi ro cao, mục tiêu này được xem xét ở mức độ vừa phải trong cân đối với an toàn tài chính Nhà nước. Bên cạnh đó, tạo điều kiện phát triển cân đối vùng, khai thác tốt hơn các tiềm năng kinh tế của đất nước, hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đây là mục tiêu quan trọng của TDĐT của Nhà nước. Khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế Nhà nước thông qua tài trợ bằng tín dụng ưu đãi. Hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu của Chính phủ thông qua việc phối hợp với các công cụ khác của Chính phủ. Triển khai hiệu quả chính sách tài khoá trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động như hiện nay. Thực hiện công bằng xã hội thông qua hỗ trợ các dự án có hiệu quả kinh tế, xã hội nhưng mức sinh lời thấp.
- Thứ hai, các dự án mà VDB tài trợ: vai trò của VDB được đánh giá bởi thành công của các dự án phát triển mà ngân hàng tài trợ. Nếu dự án có hiệu
quả, phù hợp giữa mục tiêu của quốc gia và mục tiêu của ngân hàng, khi dự
án hoàn thành đưa vào sử dụng có hiệu quả ngân hàng sẽ thu hồi được
nợ gốc
và lãi đúng hạn và mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội như mong đợi. Tuy nhiên, do các dự án phát triển luôn nhằm tới hai mục tiêu là hiệu quả
kinh tế
và hiệu quả xã hội nên rất khó đạt được tối đa hoá lợi nhuận khi chủ đầu tư
đầu tư dự án. Bên cạnh đó, một số dự án VDB tài trợ là do Chính phủ
chỉ định
cho vay đã làm giảm khả năng lựa chọn và quyết định của VDB.
- Thứ ba, mô hình tổ chức bộ máy và năng lực của cán bộ thực hiện nghiệp vụ: VDB là cơ quan quản lý và điều hành nguồn vốn tín dụng
đầu tư
của Nhà nước, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả
TDĐT của
Nhà nước, việc xây dựng mô hình tổ chức, bộ máy của VDB phù hợp là nhân
tố thúc đẩy tính hiệu quả TDĐT của Nhà nước. Bên cạnh đó, hoạt động của
VDB có triển khai được thuận lợi và có hiệu quả hay không phụ thuộc
rất lớn
vào quy trình nghiệp vụ và năng lực của cán bộ thực hiện nghiệp vụ, vì vậy
động tín dụng sẽ khó tránh khỏi, dẫn đến hiệu quả TDĐT của Nhà nước sẽ thấp. Năng lực giám sát tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng tín dụng như kết quả thẩm định dự án, hạn chế tối đa xảy ra tình trạng rủi ro trong tín dụng, theo dõi sát sao và chặt chẽ việc giải ngân và sử dụng tiền vay là biện pháp quan trọng để đảm bảo việc sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, ngăn ngừa nợ quá hạn, nợ khó đòi.
Nhân tố khách quan
❖
- Thứ nhất, cơ chế và chính sách của Nhà nước: chính sách của Nhà nước là một trong các công cụ chủ yếu mà Nhà nước sử dụng để quản lý nền kinh tế. Mỗi chính sách của Nhà nước là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu chung cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến tăng trưởng TDĐT thông qua việc ban hành và thực thi chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Thông qua các chính sách thu hút đầu tư, thông qua các hoạt động tạo ra cơ hội đầu tư tại các vùng, miền, thông qua định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội. Chính phủ có thể quyết định các chính sách ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự phát triển TDĐT, chẳng hạn: lãi suất thấp, đối tượng hưởng ưu đãi được mở rộng. Mặt khác, chính sách của Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô. Một trong những chính sách quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát đó là chính sách tài chính (tài khoá) và chính sách tiền tệ. Nếu hoạt động quản lý điều hành kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách này mà không đúng đắn, nó sẽ tác động trực tiếp tới đời sống dân cư, các doanh nghiệp và ngược lại. Tín dụng đầu tư của Nhà nước là công cụ của Chính phủ để điều hành kinh tế vĩ mô, bởi lẽ đó trong những thời kỳ nhất định, Chính phủ có thể xem xét, quyết định mở rộng TDĐT hay thu hẹp nhằm phù hợp với chiến lược kinh tế quốc gia ở thời kỳ đó. Nếu chính sách kịp thời, đúng đắn sẽ có ảnh hưởng tích cực trong việc thu hồi vốn TDĐT cho
Nhà nước.
- Thứ hai, năng lực và đạo đức của chủ thể vay vốn: do tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư, ngày càng nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay và
đây là
điều kiện thuận lợi để TDĐT của Nhà nước có thể chọn lựa, chọn lọc những
dự án có hiệu quả kinh tế, xã hội tốt. Tuy nhiên, nhu cầu khác với năng
lực sử
dụng vốn tín dụng. Nếu chủ thể vay vốn có khả năng tổ chức, cơ cấu bộ máy
quản lý hiệu quả, năng lực sản xuất tốt, có sức cạnh tranh trên thị
trường, tài
chính doanh nghiệp lành mạnh, có khả năng hoạch định chiến lược đúng đắn,
chủ động được trước những thay đổi chính sách của Nhà nước, am hiểu được
những thông lệ và luật pháp quốc tế, thì khả năng triển khai chương
trình cho
vay TDĐT của Nhà nước sẽ thuận lợi. Ngược lại, chủ đầu tư yếu kém
về năng
lực tổ chức quản lý, tài chính khó khăn, thị trường và khả năng cạnh
tranh yếu
kém thì dù có dư vốn huy động, VDB cũng không giám cho họ vay.
Ngoài ra,
đạo đức của chủ thể vay vốn cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TDĐT
của Nhà nước. Nếu chủ đầu tư gian trá, không trung thực, hồ sơ che dấu sự
kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta, khi NSNN thường thâm hụt thì nguồn vốn giành cho TDĐT thường rất hạn hẹp. Phải rất cố gắng Chính phủ mới để dành được nguồn tài chính để tăng cường cho TDĐT. Nguồn vốn từ NSNN là bộ phận quan trọng nhất trong cơ cấu vốn huy động của các tổ chức cung ứng TDĐT của Nhà nước. NSNN, nếu thặng dự và có quy mô lớn thì chỉ một tỷ lệ nhỏ điều chuyển cho TDĐT đã có tác động lớn và dễ tạo đồng thuận cho chính sách. NSNN, nếu thâm hụt căng thẳng và nhỏ bé vừa khó chia sẻ cho TDĐT vì gặp sự phản đối trong Quốc hội, vừa ít có khả năng dành đủ lượng cần thiết cho TDĐT. Huy động vốn của Nhà nước, nguồn vốn TDĐT phụ thuộc rất nhiều vào lượng vốn mà Nhà nước có khả năng và cho phép VDB huy động. Hiện nay huy động vốn cho TDĐT có vai trò quan trọng ngày càng lớn vì nó cho phép Chính phủ sử dụng đòn bẩy tài chính trong cấp vốn cho TDĐT. Chính phủ, tuỳ theo luật, có nhiều phương thức huy động nguồn lực tài chính tài trợ cho TDĐT. Tuy nhiên, các kênh này còn phụ thuộc vào uy tín của Nhà nước, vào nợ hiện có của Nhà nước, vào khả năng bù lãi suất chênh lệch, vì lãi suất cho vay của TDĐT thấp hơn lãi suất tín dụng thị trường, nên phần cấp bù chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay chịu ảnh hưởng cao của khả năng chi trả bằng tài chính Nhà nước. Chỉ khi nào tiềm lực tài chính của Nhà nước và dân cư là tương đối lớn thì việc huy động vốn cho TDĐT của Nhà nước mới có khả năng thực hiện một cách thuận lợi. Tài trợ khác, ngoài nguồn vốn huy động trong nước dành cho hoạt động TDĐT, nguồn tài trợ nước ngoài cho hoạt động trên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động TDĐT. Nếu Nhà nước có môi trường chính trị ổn định, môi trường pháp lý đồng bộ, yếu tố ổn định trong phát triển kinh tế rõ ràng và Chính phủ có uy tín thì sẽ thu hút được nhiều vốn nước ngoài để đầu tư các công trình có quy mô vốn lớn, từ đó tác động đến quy mô hoạt động của TDĐT của Nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn nước ngoài tài trợ cho tín dụng
đầu tư thường mang tính giai đoạn và có xu hướng giảm dần.