Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 67 - 73)

Hiệu quả đầu tư các dự án còn hạn chế, nhiều dự án không phát huy được hiệu quả, làm giảm vòng quay của nguồn vốn, tác động chưa nhiều đến tăng trưởng kinh tế của địa phương hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Mặt khác, làm gia tăng gánh nặng cho NSNN do lãi suất cho vay vốn trong nước đối với các dự án đầu tư ở mức thấp (khoảng 80% lãi suất bình quân của các NHTM) và thấp hơn lãi suất huy động vốn của VDB nên phải trông chờ vào việc cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN, được thể hiện cụ thể:

Hoạt động huy động vốn, quản lý vốn còn chưa đáp ứng yêu cầu

- Hàng năm, Chính phủ có giao cho VDB nhiệm vụ huy động vốn để thực hiện kế hoạch TDĐT và TDXK. Trên cơ sở đó, VDB đã phân cấp thẩm định, cho vay gắn với huy động vốn trên địa bàn đối với các chi nhánh trong toàn hệ thống, các chi nhánh căn cứ vào thông báo lãi suất huy động và chỉ tiêu huy động vốn hàng quý của VDB giao để thực hiện nhiệm vụ huy động vốn. Thực hiện chủ trương này, Chi nhánh khu vực Bắc Ninh- Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp tạo điều kiện để chi nhánh huy động vốn tài trợ TDĐT trên địa bàn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của chi nhánh chưa đáp ứng yêu cầu như số lượng vốn huy động được ít không đảm bảo đủ nguồn vốn giải ngân cho dự án; thời hạn huy động vốn ngắn không phù hợp với thời hạn cho vay của dự án, nguồn vốn huy động không phong phú, không mang tính ổn định và nguồn vốn huy động được chủ

yếu dựa vào các mối quan hệ là chính vì do cơ chế và phương thức huy động vốn của VDB chưa đa dạng từ loại tiền, hình thức đến đối tượng huy động, chưa thực sự gắn với thị trường đã làm hạn chế việc khai thác các ngồn vốn nhàn rỗi của xã hội cho TDĐT, trong khi đó các NHTM trên địa bàn có cơ chế huy động linh hoạt nên huy động vốn của chi nhánh ngày càng khó khăn. Mặt khác, thời hạn cho vay vốn TDĐT chủ yếu là trung và dài hạn với lãi suất cho vay ưu đãi không phù hợp với thực tế huy động vốn tại chi nhánh (70% nguồn vốn huy động được có kỳ hạn dưới 12 tháng).

- Công tác quản lý, điều hành nguồn vốn ở chi nhánh còn bị động, chưa hiệu quả do tính kế hoạch hoá trong sử dụng vốn còn thấp và không có

sự hỗ

trợ của công nghệ thông tin.

Nhiệm vụ thu nợ chưa tốt, tỷ lệ nợ quá hạn cao

- Mặc dù chi nhánh đã tăng cường đôn đốc thu hồi nợ vay, đặc biệt là một số dự án phát sinh nợ quá hạn tồn đọng từ nhiều năm trước ảnh hưởng

đến kết

quả thu hồi nợ, đi đôi với hoàn thiện các thủ tục về bảo đảm tiền vay để

có khả

năng xử lý nợ, nhưng kết quả thu nợ vẫn đặt thấp, chất lượng các khoản

nợ chưa

được cải thiện, chưa tận dụng được cơ hội Nhà nước đang thực hiện

chính sách

tái cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ để thu hồi các khoản vay tồn đọng.

- Hiện nay, theo quyết định 493 và quyết định 18 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và văn bản hướng dẫn về phân loại nợ của VDB, nợ quá hạn

của chi nhánh là 130.673 triệu đồng, chiếm 14.9% trên tổng dự nợ và

vay) được 02 dự án tại khu công nghiệp Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thu hồi nợ quá hạn được trên 15 tỷ đồng. Trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn, việc phát sinh nợ quá hạn thường xuất hiện sau 2- 3 năm kể từ khi có quyết định cho vay và giải ngân, nhưng việc nghiên cứu và xác định các nguyên nhân để đưa ra đánh giá một cách khách quan thường ít được chi nhánh quan tâm. Khi nợ quá hạn phát sinh thì chi nhánh thường chú tâm tìm giải pháp, kể cả tận thu, để thu hồi nợ vay. tỷ lệ nợ quá hạn và lãi treo quá cao của chi nhánh so với quy định của ngành đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TDĐT tại chi nhánh.

Nghiệp vụ bảo đảm tiền vay còn nhiều vướng mắc

- Thời gian qua, việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay trong phạm vi phân cấp cho chi nhánh còn nhiều lúng túng, vướng mắc. Thứ nhất, là nhiều

dự án

đã cho vay chưa đáp ứng điều kiện bảo đảm tiền vay. Nguyên nhân do

chế độ

chính sách của VDB không nhất quán, không đồng bộ, chậm điều chỉnh, cơ

chế bảo đảm tiền vay đã được quy định tại nghị định số 43/1999/NĐ-CP và

nghị định số 106/2004/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà

nước. Nhưng VDB không kịp thời hướng dẫn quy định, điều kiện, thể thức

đảm bảo tiền vay cho các chi nhánh trong toàn hệ thống nên việc ký kết hợp

đồng bảo đảm tiền vay và đăng ký giao dịch ở chi nhánh còn nhiều bất

cập và

dự án đã không hợp tác hoàn thiện thủ tục để thế chấp hoặc đã dùng chính tài sản đó đem đi thế chấp vay vốn ở các NHTM khác, gây khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ vay.

- Hoạt động cho vay còn tập trung vào một số dự án với thời gian cho vay dài trong điều kiện nguồn vốn có hạn, mức độ rủi ro cao:

+ Trong những năm qua, phần lớn các dự án vay vốn tại chi nhánh có tổng

mức đầu tư và số vốn vay lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài, tập trung

vào một số ngành như điện, xi măng, dệt may, chế biến nông lâm sản, mức độ tâp trung vốn cao như vậy hàm chứa nhiều rủi ro. Thời gian cho vay dài cũng làm tăng mức độ rủi ro của chi nhánh trong việc thu hồi gốc và lãi.

+ Tín dụng do chi nhánh cung cấp phục vụ phát triển các vùng, miền khó khăn, nhất là cho vay đối với các dự án phát triển kinh tế tại các khu vực này cũng góp phần tăng độ rủi ro tín dụng về phương diện khó thu hồi vốn và lãi. Thêm vào đó, nhiều dự án, chương trình vay vốn của các CĐT ở các vùng khó khăn thường có tỷ lệ sinh lời thấp, thường thiên về mục tiêu xã hội hơn mục tiêu kinh tế như chương trình kiên cố hoá kênh mương, các dự án thuộc lĩnh vực giao thông, cho vay các dự án này là trách nhiệm của chi nhánh, nhưng mức độ rủi ro cao đi đôi với hoặc hiệu quả tài chính thấp của chúng làm giảm đáng kể kết quả hoạt động của chi nhánh và do đó làm giảm tính tích cực của cán bộ nhân viên.

Hoạt động bảo lãnh của chi nhánh còn một số hạn chế là

- Về phía doanh nghiệp, hợp tác xã:

+ Tình hình tài chính của doanh nghiệp không tốt do khủng khoản kinh tế, vốn chủ sở hữu không đảm bảo tỷ lệ tối thiểu theo quy định.

+ Hồ sơ thủ tục của dự án chưa đảm bảo về trình tự đầu tư và xây dựng, hầu hết các dự án đầu tư thiếu hồ sơ thủ tục đầu tư, không tuân thủ các quy

+ Đa số doanh nghiệp thuộc đối tượng được bảo lãnh là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế (yếu), thậm chí có những chủ doanh nghiệp chưa qua các lớp đào tạo về quản lý, chuyên môn nghiệp vụ, mà chủ yếu quản lý bằng kinh nghiệm thực tế. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, lần đầu có quan hệ vay vốn để sản xuất kinh doanh nên việc làm hồ sơ, thủ tục bảo lãnh chậm và có nhiều hạn chế.

+ Do năng lực quản trị doanh nghiệp yếu kém, nên số liệu phản ánh trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chính xác hoặc lập sơ sài. Chi nhánh có hướng dẫn thì doanh nghiệp cũng chậm bổ sung hoàn chỉnh hồ sơ, tình trạng này ảnh hưởng đến việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và làm thời gian thẩm định bị kéo dài.

+ Việc đàm phán vay vốn có bảo lãnh phụ thuộc nhiều vào chính sách tín dụng của NHTM.

- Về phía chi nhánh, nhận thức về hoạt động bảo lãnh ở một số cán bộ viên chức chưa đầy đủ, chưa thấu đáo dẫn tới công tác thẩm định có phần

lỏng lẻo, chạy theo số lượng, chưa thực sự chú trọng đến chất lượng thẩm

định và đo lường những rủi ro có thể xảy ra. Công tác nghiên cứu xây dựng

cơ chế đã được quan tâm, nhưng việc điều chỉnh cơ chế, hướng dẫn

nghiệp vụ

chưa kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai thực tế. Cán bộ nghiệp

vụ chưa

nghiên cứu kỹ các chính sách chế độ, hướng dẫn của VDB và các quy định

hiện hành liên quan đến nghiệp vụ bảo lãnh.

Hoạt đtộng hô trợ sau đầu tư ở chi nhánh cũng còn một số hạn chế

TCTD vẫn để tên của bên vay vốn cũ, trong khi đó con dầu và đăng ký kinh doanh của đơn vị đã thay đổi, vì thế chi nhánh không thể cấp HTSĐT cho dự án. Một số TCTD xác nhận ngày giải ngân vốn vay vào bảng kê giải ngân của TCTD chưa chính xác. Thậm chí có những trường hợp đã được Nhà nước hoàn lại thuế giá trị gia tăng (VAT) nhưng trong bảng kê xác nhận vốn vay do TCTD xác nhận vẫn ghi là chưa được hoàn thuế giá trị gia tăng. Những vướng mắc trên gây khó khăn cho chi nhánh trong việc xem xét HTSĐT cho các khoản giải ngân đã được hoàn thuế giá trị gia tăng.

- Về phía doanh nghiệp, một số doanh nghiệp chưa thực sự phối hợp với VDB trong việc bổ sung hoàn thiện hồ sơ.

- Về cơ chế chính sách liên quan

+ Đối tượng hỗ trợ sau đầu tư, đối tượng được HTSĐT của Nhà nước đã thu hẹp rất nhiều. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn không tiếp cận được với cơ chế ưu đãi này của Chính phủ. Thí dụ, theo quy định hiện hành, việc xem xét đối tượng HTSĐT được thực hiện tại thời điểm khi dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng, trả được vốn vay cho TCTD, có quyết toán dự án đầu tư. Quy định này nảy sinh nhiều bất cập như có những dự án tại thời điểm ban hành quyết định đầu tư, dự án đúng đối tượng HTSĐT, tuy nhiên đến khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, quyết toán dự án thì dự án lại không đúng đối tượng được HTSĐT (do chính sách thay đổi).

+ Thủ tục lập dự án đủ điều kiện, theo quy định tại nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ, đối với các dự án có tổng mức

đầu tư trên 15 tỷ đồng phải lập dự án đầu tư (tại điều 38 Luật xây dựng quy định

khá chặt chẽ về thẩm quyền lập dự án đầu tư). Thực tế nhiều doanh nghiệp nhỏ

Một phần của tài liệu 133 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG tín DỤNG đầu tư của NHÀ nước tại CHI NHÁNH NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN KHU vực bắc NINH bắc GIANG,LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w